Nghiên cứu tiết lộ sự phân biệt đối xử về mặt tuổi tác ngày càng phổ biến

Survey reveals 72% of people feel older people are often lonely

Survey reveals 72% of people feel older people are often lonely Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chỉ trong vòng 30 năm nữa, người Úc từ 65 tuổi trở lên dự báo sẽ chiếm khoảng 1/4 dân số Úc. Nhưng trong cuộc khảo sát quốc gia vừa được thực hiện, do loạt chương trình của đài SBS về phân biệt đối xử đã cho thấy kỳ thị đối với tuổi già đang xảy ra ngày càng nhiều trong xã hội Úc, với hơn một nửa số người được hỏi cho rằng các hành vi phân biệt tuổi tác là 'phổ biến’.


Đối với bà Marion Rae, những lần bà bị phân biệt tuổi tác ngày càng trở nên thường xuyên hơn theo thời gian.

Bà nói lần đầu tiên bà trải nghiệm điều này là vào khoảng 45 tuổi, khi đó bà đã phải cố gắng bảo đảm vẫn có việc làm ở Úc, sau một thời gian làm việc ở nước ngoài.

‘Tôi thấy thật là kinh hoàng khi nước Úc trở nên hời hợt kinh khủng, đến mức một người được đánh giá dựa trên việc họ có nếp nhăn nào hay không và ngoại hình của một người là thứ đáng kể hơn cả kinh nghiệm của họ’.

Bây giờ ở tuổi bảy mươi…

bà nói rằng bà gặp nhiều trở ngại nhất là trong lĩnh vực y tế và tài chánh.

‘Tôi cảm thấy tôi không được lắng nghe, vì vậy kinh nghiệm của tôi, chẳng hạn như với các bác sĩ, là họ không bao giờ hỏi tôi cả, tôi không được tham gia ý kiến vào chính kế hoạch chăm sóc của bản thân, kinh nghiệm của tôi chẳng quan trọng gì cả’.

Một cuộc khảo sát quốc gia mới đây cho thấy hơn một nửa số người được hỏi đồng ý rằng sự phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác là rất phổ biến ở Úc.

72% số người được hỏi cho rằng người cao niên thường cô đơn.

Và 42% đồng ý rằng những người trẻ tuổi tự đưa ra những giả định về người cao niên dựa trên tuổi tác của họ.

Các phát hiện này đã được xem xét bởi nhà nghiên cứu tâm lý lâm sàng Nancy Pachana.

‘Đó là những hành động nhỏ nhưng đã khiến người cao niên trở nên vô hình, hoặc đưa ra các giả định về nhóm này, vì vậy họ giả định rằng người cao niên không hiểu biết về công nghệ, giả định rằng người cao niên không thể suy nghĩ rõ rang, những hành động nhỏ này theo thời gian thật sự có thể ảnh hưởng xấu và làm giảm đi cảm giác của một người về bản thân họ’.

Tuy nhiên vẫn có những người - như diễn viên Noni Hazelhurst - quyết tâm chứng minh rằng tuổi tác thật sự chỉ là một con số.

‘Có nhiều kiểu người già khác nhau cũng giống như có nhiều kiểu người trẻ khác nhau. Bạn không thể khái quát hóa tất cả được. Và sự phán xét mà chúng ta áp dụng cho bản thân trong xã hội bây giờ thật là tai hại, bởi vì chúng ta chưa đạt đến mức độ mà người đó trải qua. Chúng ta chỉ luôn đánh giá vẻ bề ngoài’.

Còn di dân Đài Loan Show Tson Yen quyết tâm thách thức những định kiến ​​về tuổi tác.

‘Người già châu Á thường dựa vào con cái chăm sóc, vì đây cũng là một nét văn hóa, người cao niên luôn ở cùng con cháu. Tôi không muốn phụ thuộc vào con cái, tôi muốn tự chăm sóc bản thân mình’.

Còn đối với ông Sunny Chan, hoạt động thiện nguyện tại Parramatta Mission, Sydney, đã giúp ông duy trì sự kết nối với xã hội.

‘Mỗi ngày tôi tiếp tục học hỏi và mỗi ngày tôi luôn tiếp thu những điều mới lạ, để cập nhật tâm trí của mình.’

Đề cao cuộc sống độc lập, luôn giữ sự kết nối với xã hội và tôn trọng lẫn nhau, đó là những ưu tiên hàng đầu của nhiều người Úc cao niên.

Share