Người Afghanistan hay Ukraine đều là người tị nạn

Refugees and people seeking asylum from Afghanistan rally ro protest outside Parliament House in Canberra, Tuesday, February 8, 2022. (AAP Image/Mick Tsikas) NO ARCHIVING

Refugees and people seeking asylum from Afghanistan rally ro protest outside Parliament House in Canberra, Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các cựu thông dịch viên Afghanistan và những người có thị thực tạm thời tại Úc thúc giục chính phủ xử lý đơn xin thị thực của họ sau khi chính phủ nhanh chóng phê duyệt 1.700 thị thực tạm thời cho người Ukraine.


Zaki Haidari đã sống ở Úc mười năm nhưng không thể gọi Úc là nhà vì anh chỉ có visa tạm thời.

"Chúng tôi không có cái may mắn bay từ Afghanistan đến Úc. Chúng tôi là dân Afghanistan đến đây bằng thuyền và đó là lý do tại sao chúng tôi bị trừng phạt, chúng tôi không thể xin được thị thực do cách chúng tôi đến nước này."

Tại Úc, có khoảng 5.000 người tị nạn từ Afghanistan có thị thực tạm thời - thị thực bảo vệ tạm thời ba năm hoặc thị thực doanh nghiệp định cư an toàn 5 năm.

Cả hai loại thị thực đều không có quyền đoàn tụ gia đình.

Zaki nói rằng tình hình của họ rất tồi tệ.

"Chính phủ Úc đã không có bất kỳ hành động mạnh mẽ nào đối với những người tị nạn Afghanistan và cuộc khủng hoảng đang xảy ra ở Afghanistan, chưa nói đến việc có khoảng 5.000 người tị nạn đang sống ở Úc và không có sự công nhận nào rằng chúng tôi sẽ có một tương lai ở Úc nhưng chúng tôi cũng không thể quay trở về Afghanistan vì nó đang ở trong tình trạng khắc nghiệt."

Mẹ và chị gái của Zaki vẫn ở Afghanistan dưới sự cai trị của Taliban.

Bảy tháng sau khi nộp đơn xin thị thực cho gia đình, Zaki thậm chí còn không được bộ di trú xác nhận rằng họ đã nhận được đơn của anh.

Do đó mà vào tháng 2, Zaki đã đến Canberra để cùng những người khác kêu gọi chính phủ cung cấp bảo vệ vĩnh viễn cho những người sống ở Úc, và cho phép họ đưa gia đình đến nơi an toàn.

Fahim Ahmadi là một cựu phiên dịch viên cho Quân Lực Úc.

Vinh "Chính phủ nên hành động và giúp đỡ chúng tôi vì chúng tôi đã giúp quân đội Úc lúc ở Afghanistan và bây giờ đã đến lúc chính phủ Úc giúp chúng tôi. Tôi chỉ muốn anh chị em của tôi ở cùng tôi ở đây, tôi muốn họ sống một cuộc sống thật tốt ở đây. "

Úc đã cam kết tiếp nhận 10.000 người tị nạn từ Afghanistan trong vòng 4 năm tới trong chương trình nhân đạo và 5.000 nơi khác trong chương trình thị thực gia đình.

Trong một buổi họp nghe báo cáo sơ bộ của Thượng viện Senate estimates hearing vào ngày 14 tháng 2, có khoảng 1.000 thị thực đã được cấp cho người Afghanistan như một phần của kế hoạch.

Tính ra trong năm 2020, chính phủ đã cắt giảm chương trình Nhân đạo và Tị nạn khoảng 5.000 chổ và hiện tại chỉ còn giữ ở mức giới hạn là 13.750 chổ là mức thu nhận nhân đạo thấp nhất của Úc trong 48 năm.

Luật sư nhân quyền và người tị nạn Afghanistan Arif Hussein nói rằng thật đáng thất vọng khi thấy sự khác biệt trong phản ứng của Úc đối với người tị nạn Afghanistan và Ukraine.

"Chính phủ Scott Morrison bao gồm (bộ trưởng nhập cư) Alex Hawke đã có những hành động nhanh chóng và cấp kỳ để ứng phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine. Điều đó thực sự đáng hoan nghênh, nhưng chúng ta cần phải có cách tiếp cận nhất quán đối với các cuộc khủng hoảng ở nước ngoài và chúng ta không cần phải có lòng trắc ẩn có chọn lọc đối với những điều đang diễn ra ở nước ngoài, đặc biệt là đối với những cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang tham gia, chẳng hạn như Afghanistan."

Thủ tướng Scott Morrison đã khá rõ ràng về sự khác biệt đó.

Vinh "Chúng tôi đã đặt lên hàng đầu tất cả các đơn xin thị thực đến Úc của người Ukraine, khoảng 430 đơn xin thị thực thường trú và bộ trưởng nhập cư đang giải quyết những đơn đó như một vấn đề ưu tiên."

Mới tuần trước, ông Morrison đã được hỏi về lượng người tị nạn bổ sung cho người Ukraine, và ông khẳng định sẽ có, nếu cần, giống như đối với Afghanistan.

Nhưng lượng bổ sung này từ Afghanistan đã không bao giờ xảy ra.

Vinh "Và những gì nó cho chúng tôi biết là lý do tại sao người Ukraine bị đối xử khác biệt với người Afghanistan đơn giản là vì họ chủ yếu là người da trắng, châu Âu, theo đạo Thiên chúa; bạn giải thích thế nào về điều đó với hàng nghìn hàng nghìn người tị nạn đang bị mắc kẹt trong cộng đồng " Nhà trọ có rất nhiều phòng, nhưng không có chỗ cho bạn vì bạn không phải là người Da trắng hay Cơ đốc giáo."

Đó là Kon Karapanagiotidis, người sáng lập và CEO của Trung tâm Tài nguyên Người tị nạn.

Ông cho biết mặc dù những người tị nạn Ukraine đang được cấp thị thực, nhưng họ chủ yếu là thị thực du lịch và tạm thời, ngoại trừ họ visa công việc, học tập và Medicare.

Anna Fogel là một nhà vận động cho cộng đồng người Úc gốc Ukraine đã khởi động một thỉnh nguyện thư yêu cầu thị thực nhân đạo đặc biệt cho người Ukraine

"Họ cấp thị thực rất nhanh và tôi nghe mọi người nói rằng họ phải nộp những giấy tờ tối thiểu cần thiết và những thị thực này đã được cấp nhưng chúng tôi đang nói về thị thực du lịch. Chúng tôi muốn có những điều kiện đặc biệt cho người Ukraine cho phép họ làm việc, học tập và tiếp cận Medicare."

Cho dù một cuộc khủng hoảng nhân đạo có thể xảy ra ở đâu, Zaki nói rằng Úc nên đối xử với tất cả mọi người như con người.

"Tôi hy vọng rằng cuộc chiến này sẽ chứng minh cho các quốc gia thấy rằng người tị nạn có thể là bất kỳ ai, họ có thể đến từ bất cứ nơi nào. Người tị nạn là người tị nạn, họ cần được giúp đỡ."

Mong muốn này được lặp lại bởi Kon Karapanagiotidis.

"Vì vậy, tôi rất muốn nhìn thấy lòng trắc ẩn và các giá trị và một chính phủ nói rằng chúng tôi có nhiều chỗ, chúng tôi sẽ không phân biệt đối xử và chúng tôi sẽ cung cấp cho mọi người những gì chúng tôi đã ký 60 năm trước: bảo vệ vĩnh viễn, đoàn tụ gia đình và phẩm giá trong khi họ xin tị nạn ở đất nước này."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Tải để nghe SBS Tiếng Việt bất cứ lúc nào

 


Share