Người trẻ từ nguồn gốc nhập cư đối mặt rủi ro về sức khỏe tâm thần cao hơn các cộng đồng khác

Refugees and migrants often face unique mental health challenges

Refugees and migrants often face unique mental health challenges Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nghiên cứu cho thấy nhiều người trẻ đến từ các nguồn gốc nhập cư và tị nạn nằm trong nhóm đối mặt với nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Thế nhưng, những vấn đề mà họ đang trải qua phần lớn bị ẩn giấu phía sau bề mặt, do các rào cản từ văn hóa cũng như thiếu các dịch vụ hỗ trợ phù hợp.


Một bản phúc trình mới được công bố cho thấy, người trẻ từ các cộng đồng nhập cư và tị nạn cần thêm sự hỗ trợ về sức khỏe tâm thần.

Các chuyên gia kêu gọi cần có các dịch vụ hỗ trợ và liệu pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và tương thích với nguồn gốc văn hóa củ họ.

Đó là kết quả của chương trình hợp tác kéo dài hai năm giữa Orygen, tổ chức nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của người trẻ tuổi, và Trung tâm người trẻ tuổi thuộc nguồn gốc đa văn hóa.

Cố vấn về chính sách của Orygen, David Baker nói rằng người tị nạn và nhập cư thường đối mặt với các thách thức đặc biệt, điều đó khiến họ dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn những người Úc khác.
Có nhiều con đường khác nhau mà những người trẻ tuổi đã thực hiện để đến Úc, và điều đó có thể hình thành những trải nghiệm, những vết thương tổn.
"Rồi một khi họ đến đây và phải hòa nhập vào một đất nước mới và một nền văn hóa mới, việc đó mang đến thêm những áp lực mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của họ."

Khi đi ra nước ngoài, những nhóm này thường gặp phải việc thiếu mạng lưới hỗ trợ vốn thân thuộc với họ, những khó khăn trong việc thích ứng với một nền văn hóa và lối sống mới, rào cản ngôn ngữ, phân biệt sắc tộc và sự phân biệt nói chung.

Nhiều người đã từng trải qua các trải nghiệm đầy ám ảnh trước khi đặt chân đến Úc.

Những trải nghiệm cá nhân này có thể gây ra một tác động lớn lên sức khỏe tinh thần của họ, thậm chí đặt họ vào rủi ro tự tử.

Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên đa văn hóa, Carmel Guerra nói rằng, những người tị nạn và người nhập cư trẻ tuổi không có đủ sự tiếp cận đến các dịch vụ tâm thần.

“Toàn bộ ý niệm về tình trạng sức khỏe tâm thần của những nhóm người trẻ tuổi này, hiện chiếm gần phân nửa trong lớp người trẻ dưới 30 tuổi, đã là một vấn đề dường như bị ẩn dấu mà, bởi vì họ không hiện diện trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần của chúng ta, bởi vì họ không có trong số liệu thống kê."
Do đó bạn có thể nghĩ rằng họ không cần dịch vụ hỗ trợ. Nhưng trên thực tế, tôi nghĩ cái mà bản phúc trình này cho thấy đó là, nó là một vấn đề đang âm ỉ dưới bề mặt, và sẽ bùng nổ trừ khi chúng ta làm gì để giải quyết nó.
Bà Guerra nói rằng vấn đề đã trở nên tồi tệ hơn trong suốt đại dịch, với nhiều người trẻ cho biết cảm thấy không khỏe, cảm thấy bị cô lập.

Bản phúc trình kêu gọi một cách tiếp cận dựa trên cộng đồng, để giúp mọi người đạt được một sức khỏe tốt về tinh thần, đồng thời cho rằng các phương thức trị liệu của phương Tây là quá thiên về tính cá nhân.

“Trong nhiều cộng đồng, người ta cho rằng ‘cần cả một cộng đồng để nuôi dạy một đứa trẻ, trong khi ở xã hội Tây phương, nó hầu như là về gia đình trực tiếp của bạn. Đó có thể là một thách thức lớn khi những người trẻ tuổi này phải cân bằng giữa các thế giới đó."
Tôi nghĩ các mô hình về sức khỏe tâm thần cần phải có một cách tiếp cận rõ ràng, bạn phải làm việc với những người trẻ tuổi từ sớm và giúp họ tìm cách giải quyết vấn đề, tìm cách trải lòng về các vấn đề với gia đình họ.
Bà Guerra nói rằng cảm giác kết nối với cộng đồng là rất quan trọng đối với người trẻ - và những kỳ thị nhất định liên quan đến bệnh lý tâm thần ở nhiều nền văn hóa có thể ngăn cản họ trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ.

David Baker, Cố vấn về chính sách của tổ chức nghiên cứu Orygen, cho rằng việc có các cuộc đối thoại và xây dựng các mối kết nối giữa nhân viên chăm sóc sức khỏe tâm thần và người trẻ là vô cùng thiết yếu.

“Có các giải pháp về chính sách ở mọi cấp độ, từ chính phủ tới các phòng mạch. Đối với một bác sỹ, nói chuyện với một người trẻ, hỏi những câu hỏi chân thành về nguồn gốc văn hóa của họ là điều quan trọng. Và ở cấp độ dịch vụ về sức khỏe tâm thần, điều quan trọng là họ hướng đến cộng đồng và xây dựng các mối quan hệ.”

Quý vị nếu cần sự giúp đỡ có thể liên hệ các đường dây nóng như: Lifeline 13 11 14, Beyondblue 1300 22 4636.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share