Nhu cầu nhận cơ phận hiến tặng gia tăng giữa đại dịch coronavirus

Sydney Toro

Sydney Toro Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một chuyện đã bị ảnh hưởng do COVID-19, đó là các vụ giải phẫu ghép cơ phận đã bị chậm lại. Trong khi các vụ ghép khẩn cấp vẫn tiếp tục, thì danh sách chờ đợi để được nhận cơ phận hiến tặng ngày càng dài ra, nên người dân Úc được khuyến khích nên ký tên để trở thành người hiến tặng cơ phận.


Đổ mồ hôi, run rẩy như bị sốt và gắng sức để thở, Sydney Toro đã được chuyển cấp cứu vào bệnh viện hồi tháng 4.

Do bị hư thận, ông Toro gặp nhiều rủi ro bị nhiễm COVID-19, nếu ông bị lây nhiễm.

Các bác sĩ nghi ngờ ông nhiễm virút, khi đầu tiên ông được nhập viện thế nhưng sau nhiều ngày thử nghiệm, ông chỉ bị sưng phổi mà thôi.

“Thật rất sợ hãi khi thấy những người chung quanh tôi thực sự bị nhiễm COVID-19, quả đáng sợ khi tôi thực sự chẳng muốn vào nơi nầy, đặc biệt trong tình trạng của tôi nữa”, Sydney Toro.

Do quả thận không lọc được máu, nên ông phải mất 5 tiếng đồng hồ tại máy lọc máu 3 lần mỗi tuần.

Ông phải đến bệnh viện để làm chuyện nầy, thế nhưng sau khi khỏi bệnh sưng phổi, bác sĩ đề nghị ông và người vợ hoàn tất khóa học lọc máu tại nhà, hầu tránh nguy hiểm do việc thường xuyên đến bệnh viện.

Bà vợ Mardi cho biết, họ sử dụng chiếc máy mới được lắp đặt lần đầu tiên hồi tuần qua.

“Chúng tôi hết sức lo lắng thế nhưng tôi cố gắng nói với ông xã rằng, chúng ta sẽ nhận được cơ phận, có thể làm được chuyện nầy. Rồi chúng tôi chẳng gặp khó khăn chi cả và mọi chuyện đều tốt đẹp”, Mardi Toro.

Sự tự do khi lọc máu tại nhà đã thay đổi cuộc sống của họ trở nên khá hơn, thế nhưng những gì ông Toro cần là một quả thận mới.

Ông là một trong số 1700 người Úc có tên trong một danh sách chờ đợi để được ghép thận, đó là việc chờ đợi mà trận đại dịch có thể khiến cho họ phải chờ lâu hơn.

Cơ quan Ghép Cơ Phận và Mô Úc Châu cho biết, việc hiến tặng và các thủ tục cấy ghép giảm sụt 20 phần trăm, so với cùng thời kỳ năm rồi.

Trong khi việc ghép thận bị đình hoãn trong 6 tuần lễ từ cuối tháng 3 cho đến tháng 5, Chủ tịch cuả Hiệp hội Cấy Ghép Úc và Tân Tây Lan là giáo sư Toby Coates nói rằng, cần có người hiến tặng bởi vì các bệnh viện đặc biệt quá yên tỉnh.

“Với việc phong tỏa và cách ly diễn ra trên khắp nước Úc, nên có ít người ra ngoài để tiến hành việc trở thành người hiến tặng cơ phận, quả là một tình thế hết sức tệ hại".

'Các trang mạng bị đóng cửa vì vậy tôi nghĩ, ít có các tai nạn liên quan đến công việc và những chuyện khác, ít người trên đường sá và ít có những tai nạn trên đường, các nạn nhân thường là những người hiến tặng khi không thể cứu chữa”, Toby Coates.

Giám đốc Cơ quan Hiến tặng Cơ Phận và các Mô là bà Lucinda Barry cho biết, các giới hạn về biên giới và việc giảm bớt các chuyến bay cũng là những thách thức mới trong việc tiếp nhận cơ phận và chuyển đến cho đúng người.

“Cơ phận hiến tặng sẽ đến với người thích hợp nhất".

"Việc xét định tính cách phù hợp có thể không do bệnh viện của quí vị hay ngay cả trong tiểu bang nữa".

'Trong một trường hợp, chúng tôi sử dụng một phi cơ phản lực tư nhân để thu nhận cơ phận, vì vậy người nhận được không bị lỡ trong cuộc giải phẫu ghép cơ phận”, Lucinda Barry.
"Chúng tôi có một quyển sách trong đó các vị lãnh đạo các tôn giáo đã ký tên vào và nói họ sẽ ủng hộ việc nầy, vì nó thực sự mang lại món quà vô giá của cuộc sống cho một số người khác”, Lucinda Barry.
Giới hữu trách trong lãnh vực nầy hiện khuyến khích mọi người hãy ký tên để trở thành người hiến tặng, để những người cần đến có cơ may tốt hơn trong thời gian khó khăn nầy.

Bà Neha Gupta nhận được một quả thận hồi năm rồi, sau 5 năm chiến đấu chống lại bệnh ung thư.

Trong khi chờ đợi được ghép thận, bà cho biết rất yếu đuối để chăm sóc đứa con gái và bà ước mong có thể làm việc nầy.

“Tôi rất yếu ớt, vì vậy tôi bị nhỡ các dịp để chơi với con gái tôi".

"Những chuyện như giúp cô bé cưỡi xe đạp và nhiều thứ khác nữa. cũng như chuyện đưa bé vào giường ngủ rồi đọc chuyện để ru ngủ cho cháu, dĩ nhiên là chuyện mà mọi bà mẹ đều muốn chính tay mình làm, thế nhưng các chuyện nầy ông xã tôi phải làm tất cả".

"Và tôi chắc chắn là các dịp nầy sẽ trở lại với tôi khi hồi phục, sau lúc giải phẫu ghép cơ phận”, Neha Gupta.

Cô con gái 13 tuổi Siya hiện cảm ơn người hiến tặng, khi cho mẹ của cháu một cơ hội thứ hai trong cuộc sống.

“Tôi muốn gặp họ trong đời thường, tôi muốn tri ân họ đã hiến tặng cơ phận cho mẹ tôi với tất cả tấm lòng của mình, để cho thấy tôi cảm ơn họ biết bao nhiêu, trong việc giúp cho mẹ sống được hạnh phúc hơn”, Siya.

Cơ quan phụ trách việc hiến tặng cơ phận và mô cho biết, một vài cộng đồng dường như không muốn nói nhiều về việc hiến tặng hay có quyết định về việc nầy.

Trong một số trường hợp, việc nầy là do những người không biết về quan điểm hiến tặng cơ phận của tôn giáo hay văn hóa của họ, hoặc hệ thống hiến tặng tại Úc hoạt động ra sao.

“Những gì tôi có thể nói với các cộng đồng là các tôn giáo lớn tại Úc đều ủng hộ việc hiến tặng cơ phận và mô".

"Chúng tôi có một quyển sách trong đó các vị lãnh đạo các tôn giáo đã ký tên vào và nói họ sẽ ủng hộ việc nầy, vì nó thực sự mang lại món quà vô giá của cuộc sống cho một số người khác”, Lucinda Barry.

Để biết thêm về việc hiến tặng cơ phận hay đăng ký trở thành người hiến tặng, xin vào trang mạng donatelife.gov.au.

Đặc biệt là tuần lễ Hiến tặng Cuộc Sống bắt đầu từ ngày 26 tháng 7 cho đến hết ngày 2 tháng 8.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share