Những lời kêu gọi đầy xúc động: thế giới hãy hành động về biển đổi khí hậu

Sir David Attenborough

Sir David Attenborough Source: Daily Express Pool

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thế giới hiện đối diện với ‘ngày tận thế’ và nay là lúc phải có hành động tức khắc. Đó là thông điệp của Thủ Tướng Anh Boris Johnson gởi đến các nhà lãnh đạo, tụ tập tại Glasgow trong ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP 26 dự trù kéo dài trong 2 ngày. Nhiều nước cam kết thực hiện các mục tiêu giảm bớt thải khí gắt gao trong đó có Úc, với hy vọng đạt được mức thải khí bằng không vào năm 2050. Thế nhưng Ấn độ cho biết chỉ đạt đến mục tiêu như vậy vào năm 2070 và Trung Quốc vẫn duy trì lập luận vào năm 2060.


Ai là người tạo cảm hứng cho các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh COP26, hơn là người đã giới thiệu hàng ngàn kỳ quan thuộc thế giới thiên nhiên.

“Trong đời tôi, tôi đã chứng kiến sự thoái hóa khủng khiếp".

'Còn quí vị, có thể đã trông thấy sự hồi phục nhiệm mầu".

'Thưa quí vị, sự tuyệt vọng tha thiết là cả thế giới trông đợi vào các phái đoàn, các nhà lãnh đạo, quí vị đáng kính và đó là lý do vì sao quí vị có mặt ở đây”, Sir David Attenborough.

Đó là Sir David Attenborough, hiện kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy mạnh dạn hơn.

Là người tổ chức cuộc họp thượng đỉnh, Thủ Tướng Anh Boris Johnson nêu ý kiến như sau.

“Chúng ta đều ở trong tình trạng khó khăn như nhau, các nhà lãnh đạo toàn cầu thân mến sẽ hành xử như James Bond ngày nay", Boris Johnson.

'Ngoại trừ một việc là, thảm kịch đó không phải là chuyện trên màn ảnh và ‘ngày tận thế’ là điều có thật”.

Còn Thủ Tướng Scott Morrison cho biết ông không thấy có chuyện quá sức lo lắng và tuyên bố rằng, có những chuyện đáng lạc quan.

Ông chính thức trình bày mục tiêu mới về thải khí bằng không vào năm 2050, và sẽ đạt được nhờ kỹ thuật nhưng chưa được xác định.

“Kỹ thuật có câu trả lời cho một nền kinh tế không có carbon, đặc biệt qua thời gian và đạt được điều đó qua một cách thức không gây khó khăn cho công dân chúng ta, nhất là trong các nền kinh tế đang phát triển, cuộc sống của họ và có một cơ hội cho một đời sống tốt đẹp hơn”, Scott Morrison.

Trong khi các nhà lãnh đạo được phép phát biểu trong 3 phút để giải thích về hứa hẹn của họ, các chuyên gia về khí hậu hy vọng sẽ lắng nghe thêm nhiều chi tiết.

Giáo sư Tim Flannery là một chuyên gia nổi tiếng về môi trường.

“Hãy xem, tôi nghĩ chuyện đó quá mơ hồ, có lẽ qua thời gian có thêm nhiều chuyện sẽ diễn ra".

"Thế nhưng mối quan ngại lớn nhất là hành động từ nay đến năm 2030, bởi vì đó là những gì sẽ quyết định và đó là nơi chúng ta thất bại tại nước Úc”, Tim Flannery.

Được biết nước Úc sẽ cung cấp thêm một ngân khoản 500 triệu đô la viện trợ cho các nước láng giềng Thái Bình Dương, để đối phó với hiện tượng nóng ấm toàn cầu, ngân khoản nầy là một phần trong cam kết trị giá 2 tỷ đô la về mặt tài chánh.

Thủ Tướng Fiji là ông Voreqe Bainimarama mô tả hứa hẹn về khí hậu của Úc là một khởi đầu tốt đẹp.

“Chúng tôi là các quốc gia hải đảo Thái Bình Dương không đi đến các nước khác ở tận bên kia quả địa cầu, để ngắm nhìn tương lai của chúng tôi bị đem ra làm vật hy sinh, trước bàn thờ của các nước thải khí tệ hại nhất trên thế giới”, Voreqe Bainimarama.
“Chúng tôi không muốn lãnh bản án tử hình dễ sợ đó và chúng tôi đến đây để nói rằng, mọi người hãy cố gắng hơn nữa vì người dân cuả chúng ta, vì thế giới và hành tinh nầy cần chúng ta hành động ngay bây giờ, không phải là năm tới hay một thập niên nữa”, Mia Mottley.
Trong khi đó từ Ấn độ vốn là quốc gia đứng hàng thứ ba về mặt thải thán khí trên thế giới, với một tuyên bố gây nhiều ngạc nhiên.

“Vào năm 2070, Ấn độ sẽ đạt được mục tiêu thải khí bằng không”, Narenda Modi.

Đó là mục tiêu chậm đến 2 thập niên so với các cam kết tại COP 26 và 10 năm sau Trung Quốc.

Thế nhưng lời hứa hẹn sẽ thực hiện 50 phần trăm năng lượng tái tạo của Ấn vào năm 2030 đã được hội nghị hoan nghênh..

Còn Tổng Thống Mỹ Joe Biden cảm thấy ông cần xin lỗi, vì việc chẳng làm gì về khí hậu của người tiền nhiệm.

“Tôi nghĩ tôi không nên xin lỗi, thế nhưng tôi tiếc nuối cho sự kiện là Hoa Kỳ với chính quyền trước đây, đã rút ra khỏi Hiệp định Paris và dĩ nhiên chúng ta tụt hậu đàng sau vị trí mà lẽ ra chúng ta nên có”, Joe Biden.

Ông cho biết các cam kết thêm nữa của Mỹ sẽ được đưa ra.

Trong khi đó một số các bài diễn văn gây nhiều xúc động nhất tại cuộc họp thượng đỉnh, đến từ các nhà lãnh đạo của các nước nhỏ hiện có nguy cơ tức khắc về nạn nóng ấm toàn cầu.

Bà Mia Mottley là Thủ Tướng của đảo quốc Barbados.

“Chúng tôi không muốn lãnh bản án tử hình dễ sợ đó và chúng tôi đến đây để nói rằng, mọi người hãy cố gắng hơn nữa vì người dân cuả chúng ta, vì thế giới và hành tinh nầy cần chúng ta hành động ngay bây giờ, không phải là năm tới hay một thập niên nữa”, Mia Mottley.

Nay mai các nhà lãnh đạo sẽ từ Glasgow trở về nước, trong khi các chuyên gia và những nhà thương thuyết vẫn còn lưu lại.

Đó là lúc các công việc thực sự bắt đầu, sự kiện theo đó có thể quyết định liệu hiện tượng nóng ấm toàn cầu có thể được sửa chữa hay không.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share