Các nhân vật thắng giải Nobel hòa bình 2017 thúc gịuc nước Úc phê chuẩn hiệp ước cấm thử nghiệm nguyên tử

Dimity Hawkins, Tim Wright và Tilman Ruff, thành viên của ICAN.

Dimity Hawkins, Tim Wright và Tilman Ruff, thành viên của ICAN. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một chiến dịch quốc tế nhằm hủy bỏ vũ khí nguyên tử xuất phát từ nước Úc đã được trao giải thưởng Nobel hoà bình năm 2017.


Ủy ban Hoà bình Na Uy trao giải năm nay cho Chiến dịch Quốc tế Hủy bỏ Vũ khí Nguyên tử gọi tắt là ICAN sau khi cảnh báo về hiểm họa của cuộc chiến tranh hạt nhân.

Những người trong chiến dịch nầy hy vọng giải Nobel sẽ khuyến khích chính phủ Úc và các quốc gia có vũ khí nguyên tử hãy phê chuẩn Hiệp ước của Liên hiệp quốc về việc Cấm các Vũ khí Hạt Nhân.

Giám đốc khu vực Á châu Thái bình dương của Chiến dịch Quốc tế nhằm Hủy bỏ Vũ khí Nguyên tử là ông Tim Wright đã kinh ngạc khi được biết tổ chức của ông thắng giải Nobel hoà bình năm nay.

Nhóm nầy đã được vào chung kết thế nhưng họ không nghĩ là sẽ thắng giải, do trong quá khứ giải Nobel hoà bình thường về tay các cá nhân tranh đấu và việc nầy luôn gây ra nhiều tranh luận.

Ông Tim Wright cho biết chẳng riêng mìng ông mà những người khác đều bị sốc khi nghe loan báo về chuyện nầy.

“Quả là một vinh dự lớn lao khi nhận được giải thưởng nây khi chúng tôi biết rằng đã được vào chung kết".

"Thế nhưng chúng tôi không nghĩ là mình có thể nhận được giải, vì vậy đó là một cú sốc lớn lao khi Ủy ban Hoà bình Na Uy gọi cho chúng tôi khoảng 10 phút trước khi chính thức loan báo là chúng tôi đã được giải”, Tim Wright.

Chủ tịch Hội đồng Trao giải Nobel Hoà bình là Berit Reiss-Anderson nói rằng, chiến dịch nói trên đã hoạt động mạnh mẽ nhằm thu hút chú ý của mọi người về hiểm họa của vũ khí nguyên tử.

“Tổ chức nầy nhận được giải thưởng do các công tác nhằm thu hút mọi chú ý về hậu quả khủng khiếp về nhân mạng đối với bất cứ loại vũ khí nguyên tử nào, cũng như các nỗ lực chưa từng có để đạt được việc cấm đoán loại vũ khí như vậy dựa trên một hiệp ước”.

Được biết ICAN bắt đầu hoạt động khoảng một thập niên trước tại khu ngoại ô Carlton của Melbourne và khởi đầu xuất phát từ cuộc thảo luận giữa một nhóm những nhà vận động.

Trong trí nhớ của mọi người là vụ thử nghiệm hạt nhân của Anh quốc trên quần đảo Monte Bello ngoài khơi Tây Úc vào năm 1952 và năm 1956 rồi tại Emu Field ở phía bắc Maralinga thuộc Nam Úc vào năm 1953.

Ông Tim Wright nói rằng trong trí nhớ mọi người thỉ đó là một kích thích cho phong trào.

“Chúng tôi nghĩ rằng nước Úc là một nơi cũng tốt như mọi địa điểm khác, để bắt đầu một chiến dịch vận động toàn cầu".

"Quí vị biết đây là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến nước Úc, với các vụ thử nghiệm nguyên tử diễn ra trong thập niên 50 và 60 tại Maralinga và Emu Field, ngoài ra còn các vụ thử nghiệm trong Thái bình Dương nữa".

"Vì vậy những kinh nghiệm đó cùng sự kiện chính phủ Úc tin tưởng vào vũ khí nguyên tử, khiến chúng tôi muốn tạo áp lực lên chính phủ để thay đổi chuyện đó, chúng tôi cũng muốn các quốc gia khác cũng thay đổi lập trường của họ nữa”, Tim Wright.

Cũng có mặt trong cuộc thảo luận đầu tiên của nhóm là ông Dave Sweeney, hiện là người vận động chống nguyên tử thuộc Hiệp hội Bảo thủ Úc châu.

“Chúng tôi xem xét các kiểu mẫu nơi các nhóm người và một số quốc gia, đã có lập trường theo kiểu lấy thịt đè người đối với vấn đề nầy".

"Chúng tôi cũng xem xét hội nghị về vũ khí hóa học, mìn bẫy, bom chùm, vũ khí sinh học và chúng ta thấy các loại vũ khí nầy dần dần đã bị loại bỏ, rôi chúng tôi đi đến kết luận rằng đây không phải là một kiểu mẫu tồi".

"Hãy biến chúng thành bất hợp pháp để chúng không thể được chấp nhận bằng cách nầy hay cách khác, sau đó chúng tôi vận động để xóa bỏ chúng".

"Nó cũng giống như cấm hút thuốc vậy, có người nói rằng không thể bỏ thuốc được, rồi quí vị nói với người hút thuốc đó về các tai hại của việc nầy”, Dave Sweeney.

ICAN đã mất nhiều năm trong việc vận động để thấy được kết quả khi có 122 quốc gia không nguyên tử, trong đó có New Zealand, Philippines và Thái Lan đã phê chuẩn Hiệp ước Cấm Phổ biến Vũ khí Nguyên tử của Liên hiệp quốc hồi tháng 7.

Đây là mối ràng buộc đa phương đầu tiên trong việc giải trừ vũ khí nguyên tử trong nhiều thập niên.

Thế nhưng hiệp ước chỉ có hiệu lực sau khi 50 quốc gia phê chuẩn.

Ông Tim Wright hy vọng giải thưởng Nobel Hoà bình sẽ gia tăng sức thuyết phục để nhiều quốc gia phê chuẩn hiệp ước, trong đó có nước Úc.

Ông nói rằng lập luận của chính phủ là nước Úc lệ thuộc vào vũ khí nguyên tử của Mỹ với mục tiêu quốc phòng là không hợp lý.

“Các loại vũ khí nầy được chế tạo nhằm thiêu chết nạn nhân trên một bình diện rộng lớn, rõ ràng là không thể chấp nhận được, do không có một vai trò hợp pháp nào đối với loại vũ khí nầy".

"Nếu cho rằng chúng cần thiết cho nền quốc phòng của chúng ta, tức là khuyến khích các quốc gia khác tìm cách thủ đắc chúng".

"Có mối quan hệ trực tiếp giữa những gì mà nước Úc và các nước khác nói, và việc cấm phổ biến những loại vũ khí có sức hủy diệt lớn lao không”, Tim Wright.

Không phải từ sau cuộc Chiến tranh Lạnh mang lại những hiểm họa về nguyên tử, thế nhưng ngày càng rõ ràng hơn qua các căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và việc nầy trở thành mục tiêu của các nỗ lực ngoại giao quốc tế.
"Một người mà quí vị có thể trêu chọc với những lời tweet trên mạng, một người có vẻ như dễ có những quyết định nóng nảy và không biết lắng nghe các chuyên gia. Những điều nầy khiến mọi người phải tập trung chú ý vào việc vũ khí nguyên tử thực sự có ý nghĩa như thế nào”, Beatrice Fihn.
Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump dùng bài diễn văn của ông trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc hồi tháng 9 để tạo thêm căng thẳng hơn nữa.

“Hoa kỳ có sức mạnh và kiên nhẫn lớn lao, thế nhưng nếu nước Mỹ buộc phải bảo vệ chính mình hay cho các đồng minh, chúng ta chẳng còn chọn lựa nào khác khi phá hủy hoàn toàn Bắc hàn”.

Ông cũng đe dọa sẽ bác bỏ hiệp ước nguyên tử với Iran.

Giám đốc của ICAN, bà Beatrice Fihn nói rằng những ngôn từ của Tổng thống Mỹ nêu bật những hiểm họa của vũ khí nguyên tử.

“Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến cho nhiều người cảm thấy bất an trước sự kiện là, chỉ riêng mình ông ta có thể ra lệnh xử dụng vũ khí nguyên tử mà thôi và không ai có thể ngăn cản được".

"Một người mà quí vị có thể trêu chọc với những lời tweet trên mạng, một người có vẻ như dễ có những quyết định nóng nảy và không biết lắng nghe các chuyên gia".

"Những điều nầy khiến mọi người phải tập trung chú ý vào việc vũ khí nguyên tử thực sự có ý nghĩa như thế nào”, Beatrice Fihn.

Đây không phải là lần đầu tiên giải Nobel Hoà bình trao cho những người vận động chống nguyên tử.

Ông Philip Noel Baker đã nhận được giải nầy vào năm 1959 do công tác về việc giải giới vũ khí.

Và vào năm 2005, cơ quan nguyên tử năng quốc tế và cựu giám đốc là ông Mohamed ElBaradei đã cùng nhận giải Nobel Hoà bình về các nỗ lực ngăn tránh nguyên tử năng được xử dụng vào các mục tiêu quân sự.

Về các giải Nobel 2017 được trao trong tuần qua.

Hôm thứ hai 2/10 Giải Nobel Y Sinh năm 2017 được trao cho ba khoa học gia Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về di truyền học gồm Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young.

Ủy Ban Nobel công bố giải này vào ngày 2 tháng 10. Theo đó nhóm ba nhà khoa học được trao giải nhờ công trình nghiên cứu soi rọi ánh sáng vào đồng hồ sinh học về chu kỳ ngủ - thức của hầu hết các loài sinh vật. Công trình của ba nhà khoa học vừa nêu khám phá ra vai trò của gene trong việc định ‘đồng hồ nhịp sinh học’ điều tiết dạng thức ngủ - ăn, hóc môn, và nhiệt độ thân thể.

Khám phá của nhóm ba khoa học gia giải thích cách thức mà thực vật, động vật, cùng con người thích ứng nhịp sinh học của họ sao cho đồng bộ với vòng quay của Trái Đất.

Hôm thứ ba 3/10 Giải Nobel Vật Lý năm 2017 được trao cho 3 nhà khoa học Mỹ đi tiên phong nghiên cứu và phát hiện ra sóng hấp dẫn.

Ba nhà khoa học gồm Rainer Weiss, Barry Barish và Kip Thorne.

Cách đây một thế kỷ nhà khoa học Albert Einstein đầu tiên dự đoán có sóng hấp dẫn căn cứ trên Thuyết Tương Đối của ông. Và vào đầu năm ngoái lần đầu tiên sóng hấp dẫn được phát hiện tạo nên cuộc cách mạng trong ngành vật lý thiên văn.

Hôm thứ tư 4/10 giải Nobel Hóa học 2017 được trao cho bộ ba Jacques Dubochet, Joachim Frank và Richard Henderson vì đã "phát triển kính hiển vi điện tử cryo để xác định cấu trúc có độ phân giải cao của phân tử sinh học trong dung dịch"

Hôm thứ năm 5/10 giải Nobel Văn học 2017 thuộc về nhà văn Kazuo Ishiguro mang quốc tịch Anh.

Ông Kazuo Ishiguro sinh năm 1954 tại Nagasaki, Nhật Bản. Những tiểu thuyết của ông mang lại cảm xúc tuyệt vời, "khám phá những sâu thẳm huyền bí kết nối với thế giới".

Một số tác phẩm nổi tiếng của ông gồm Never let me go (Mãi đừng xa tôi), The Remains of the Day (tạm dịch Điều còn lại trong ngày).

Và hôm thứ sáu 6/10 là giải Nobel Hoà bình như đã tường thuật ở trên.

Giải Nobel chót là về kinh tế sẽ được trao vào thứ hai 9/10, mời quí vị theo dõi các thông tin cập nhật trong bản tin của SBS Việt Ngữ.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share