Nông dân kêu gọi chính trị gia Úc quan tâm hơn đến biến đổi khí hậu

A child born in 2020 faces up to 24 times more natural disasters than their grandparents did.

A child born in 2020 faces up to 24 times more natural disasters than their grandparents did. Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ Liên bang đang chịu áp lực về việc đưa ra hành động trước vấn đề biến đổi khí hậu ở Úc. Nông dân, bác sĩ và các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đang kêu gọi Thủ tướng Scott Morrison nâng cao vai trò của Úc trong việc giảm lượng khí thải carbon. Chỉ còn vài ngày nữa là Thủ tướng sẽ có chuyến công du ngoại giao tới Washington.


Nhà sản xuất rượu người Úc Mike Hayes khó có thể quên quãng thời gian tháng hạn hán đã để lại những ký ức, hay những cơn ác mộng cho ông ấy.

"Những con đại bàng chết đói đã ăn hết đàn cá ở các bờ sông và chỉ để lại xác của những cái đầu cá. Tôi chưa bao giờ thấy một con chuột túi nào gầy như vậy ở Úc.

Vườn nho của chúng tôi không bao giờ bị tấn công bởi đàn chim. Đàn chim không tìm được thức ăn và phải bay đi đến những nơi khác kiếm ăn. Chúng ta tuy không còn ở tình trạng bị hạn hán, mưa đã trở lại và mọi thứ tốt hơn, nhưng còn rất nhiều việc phải làm để tái tạo những vườn nho này."

Ông Hayes là thành viên của nhóm Nông dân Hành động vì Khí hậu, ông ngày càng lo ngại về hạn hán, hỏa hoạn và lũ lụt trong tương lai.

Ông nói rằng Úc có thể đưa lượng khí thải về 0 vào năm 2040 với các chính sách đầu tư phù hợp, không gây tốn kém cho ngành nông nghiệp.

"Tất cả chúng ta không chỉ ngồi xung quanh trong một vòng tròn nắm tay nhau hát "kumbaya chúa tể của tôi". Chúng ta cần phải đứng dậy và thực hiện những gì chúng ta rao giảng.

Chúng ta cần thoát khỏi cách làm nông nghiệp hà khắc. Đó là điều đã kìm hãm chúng ta trong một thời gian dài. Đó là một cơn ác mộng để tiếp tục đi trên con đường này."

Ông nhận được sự hỗ trợ từ những ngành kỹ nghệ khác nhau.

Tiến sĩ Omar Korshid, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Úc, cho biết các bác sĩ đang lo lắng về tác động của biến đổi khí hậu sẽ còn tiếp tục gây thiệt hại to lớn.
Biến đổi khí hậu được coi là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe. Hiện có những tác động đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đang xảy ra trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Úc và điều đó sẽ càng ngày càng tồi tệ hơn.
Tiến sĩ Korshid nói chúng ta không còn thời gian để tranh luận

"Không có gì phải bàn cãi về việc liệu hành tinh của chúng ta có đang nóng dần lên hay không. Vấn đề là nó sẽ nóng lên ở mức nào.

Úc có thực sự nhận thấy những lỗi lầm mà mình đang phạm phải, tất cả những gì mà các trường đào tạo tế chuyên khoa, hiệp hội y khoa Úc và các chuyên gia môi trường đang kêu gọi Thủ tướng cần đóng vai trò lãnh đạo.

Cam kết hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu xuống 1,5 độ C và bắt đầu có hành động cần thiết để đạt được mục tiêu đó ngay bây giờ."

Nông dân và các bác sĩ đang được hỗ trợ kinh tế.

Tổ chức hợp tác kinh tế và thương mại toàn cầu - OECD hiện do cựu Bộ trưởng Tài chính Úc Mathias Cormann đứng đầu, cũng đang gây áp lực đến các chính sách khí hậu.

Ben Westmore, đại diện OECD của Úc và Hoa Kỳ cho biết vẫn cần phải cải thiện sau khi công bố khảo sát mới nhất của họ ở Úc.

"Úc vẫn có lượng khí thải carbon tương đối thấp so với các quốc gia khác trong OECD, nên có nhiều khả năng để cải thiện hơn nữa trong thời gian tới".

Bất chấp những lời kêu gọi áp đảo về sự thay đổi, một số người vẫn tin rằng cuộc tranh luận về khí hậu đã bị thổi phồng.

Stephen Tully là một nông dân đã hai lần được Thủ tướng đến thăm cơ ngơi bị hạn hán tàn phá của mình.

"Biến đổi khí hậu đã có ảnh hưởng đến tất cả những gì chúng ta đang làm. Vâng, chúng ta đã từng gặp hạn hán nghiêm trọng, không ai trong số chúng ta nằm ngoài sự ảnh hưởng, những gì đang xảy ra là những điều không tránh khỏi. Nhưng thật nực cười khi coi đó là dấu hiệu của ngày tận thế."

Tuy nhiên, Michael Hayes cho rằng những người phủ nhận biến đổi khí hậu dù sớm hay muộn sẽ thật sự thức tỉnh.

"Một ngày nào đó, chúng ta sẽ thức dậy và nhận ra rằng chúng ta không thể ăn một cục than vào bữa sáng mà chỉ có thể ăn ngũ cốc hoặc ăn cà chua với bánh mì nướng".

 


Share