Nuôi con ở Úc: Cho con chơi game để phát triển kỹ năng, sao lại không?

game

Source: Pixabay

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nhiều phụ huynh ngăn cấm hoặc không muốn con chơi game vì cho rằng game chỉ tốn thời gian và hại sức khỏe, nhưng nếu cha mẹ biết cách định hướng thì liệu con có thể phát triển tốt nhiều kỹ năng nhờ chơi game?


Chị Xuân Đào ở Melbourne là một trong nhiều phụ huynh có quan điểm nuôi dạy con hiện đại. Thường xuyên gần gũi con, dành thời gian cho con, hướng dẫn con từ nhỏ, không la rầy hoặc cấm đoán mà thay vào đó là giải thích cho con hiểu và biết ý thức những gì nên và không nên làm. Đó là cách giáo dục con hiệu quả mà chị đã áp dụng trong hành trình cùng con trưởng thành.

Con trai lớn của chị Xuân Đào tên là Alain, hiện đang là sinh viên Đại học Melbourne. Alain cũng thích chơi game như nhiều bạn cùng trang lứa, nhưng chàng trai 20 tuổi nhận thức rõ về lợi ích và tác hại của việc chơi game. Từ đó Alain biết cách sắp xếp phù hợp để việc giải trí không ảnh hưởng việc học, thậm chí còn hỗ trợ kết quả học tập tốt hơn.

Đối với Alain, chơi game cũng như chơi cờ tướng hay các trò chơi để giải trí. Nếu ai đó chơi game nhiều quá thì sẽ không có thời gian để làm việc khác, thì sẽ có hại. Còn nếu chơi game cho vui trong khoảng thời gian hợp lý thì sẽ là điều hay.

Để việc chơi game giải trí không ảnh hưởng đến việc học, việc làm của mình, Alain nói:

“Mình phi so sánh, nếu chơi nhiu quá đến khuya mình mt, ri sáng hôm sau mình đi hc mà không có thi gian ôn bài thì đó là điu không nên”.

Nói đến các trường hợp mải mê chơi game quên việc học, Alain cho rằng vấn đề không phải là do game mà là do chính người đó không muốn đi học, không muốn dành thời gian để làm việc khác. Trường hợp như vậy cần có ý thức tự thân nỗ lực.

Chia sẻ với SBS Việt Ngữ về trải nghiệm chơi game của mình, Alain nói rằng trong thời gian phải ở nhà vì đại dịch, Alain đã không quá buồn chán vì vẫn có thể chơi game online và trò chuyện với bạn bè. Alain tìm thấy niềm vui khi gặp được nhiều bạn cũ ở trường cũng như có thêm nhiều bạn mới qua game.
Đối với Alain, một người chơi game giỏi cũng như chơi thể thao giỏi, thường có những kỹ năng hỗ trợ nhiều trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như suy nghĩ và phản xạ nhanh nhạy để đối phó với nhiều tình huống.
Ngoài ra người chơi các game phối hợp thì cũng như chơi các môn thể thao đồng đội, sẽ có thể phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

Alain cũng nghĩ rằng người chơi có thể rèn kỹ năng quan sát tốt. Ví dụ như với hình ảnh 7 quả bóng với màu sắc khác nhau đang di chuyển vòng quanh thì người chơi game giỏi có thể nhận ra hết đường đi của cả 7 quả bóng cùng lúc, khả năng quan sát của người này có thể tốt hơn người không chơi game.

Nếu so sánh giữa việc vừa học vừa chơi game với việc chỉ tập trung học mà không chơi game, Alain nghĩ rằng kết quả học tập không khác nhau nhiều. Nhưng điều chắc chắn là người chỉ học mà không giải trí thì sẽ buồn chán và việc học vì thế cũng sẽ rất khó khăn.

Mặc dù thích chơi game, nhưng Alain vẫn dành thời gian để chơi thể thao rèn luyện sức khỏe. Chàng sinh viên hiểu rằng việc kết hợp giữa các loại hình giải trí lành mạnh ngoài giờ học có thể giúp mình phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.

“Trong đi mình đâu có th dùng hết thi gian ch đ hc hoc là ch đ gii trí, nên phi biết sp xếp phù hp” - Alain chia s.

Còn ở góc độ phụ huynh, chị Xuân Đào nói rằng lúc đầu chị cũng rất lo lắng vì thấy con chơi game nhiều. Nhưng chị không cấm đoán hoàn toàn, mà thỏa thuận là con có thể chơi game sau khi đã hoàn thành tất cả bài học, và phải biết tự sắp xếp giờ học và giải trí.

“Bài hc nào cũng có giá ca nó. Lúc đu con không t kim soát đưc, cũng chơi game sut đêm ri đến sáng hôm sau không th dy ni đ đi hc. Khi đó mình đã không la mng mà nh nhàng nói cho con hiu, đ con t biết điu chnh.”

Chị đã lên mạng tìm hiểu, so sánh về lợi ích và tác hại của game. Từ đó chị nhận thấy việc chơi game có thể hỗ trợ nhiều hơn nếu người chơi biết cách chọn game phù hợp và biết quản lý thời gian. Để con làm được điều đó, chị Đào đã định hướng cho con từ khi con còn nhỏ.

“Nếu chơi game mà có th điu tiết đưc thì ch nghĩ cũng tt ch không có hi hoàn toàn. Mình cũng phi la game nào có tính cht gii trí cao hoc h tr cho vic hc ca con.”

Có thể nói, game là một công cụ giải trí có những lợi ích và tác hại nhất định. Nếu cha mẹ có thể định hướng cho con, để con biết lựa chọn phù hợp và chơi game có chừng mực thì con có thể thư giãn và rèn luyện thêm nhiều kỹ năng hữu ích. Và tùy theo quan điểm mỗi người có thể tán thành hoặc là phản đối việc con chơi game, nhưng dù thế nào thì các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình có tương lai tốt đẹp.

Mời quý vị bấm vào biểu tượng Audio trong hình ở đầu trang để nghe nội dung cuộc trò chuyện với chị Xuân Đào và Alain. 

Thêm thông tin và cp nht Like Nghe SBS Radio bng tiếng Vit mi ti lúc 7pm t



Share