Bầu cử 2016: Thủ tướng vận động Thổ dân trong khi Lao động tiếp tục chuyện Medicare

PM Malcolm Turbull in Kenbi

PM Malcolm Turbull in Kenbi Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chỉ còn 10 hôm là đến ngày bầu cử, với Thủ tướng Malcolm Turnbull trở lại vận động tại vùng phía bắc Queensland, trong khi lãnh tụ đối lập Bill Shorten trở về Sydney, sau khi dành một ngày hôm qua tại thành phố quê nhà của ông ở Melbourne.


Chuyện người ta có thể đoán trước được trong cuộc vận động tranh cử, là đảng Lao động tiếp tục tấn công chính phủ Turnbull về vấn đề Medicare, thế nhưng Thủ tướng chuyển sang chủ đề khác, khi cho rằng cuộc bầu cử nầy sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng cho người Thổ dân.

Chỉ còn 10 hôm phù du nữa là đến ngày bầu cử 2 tháng 7, hôm nay Thủ tướng Malcolm Turnbull trở lại chiến trường chính yếu là phía bắc Queensland, nơi Liên đảng có chiếc ghế bấp bênh tại đơn vị Leichhardt, do dân biểu thuộc hàng ghế sau là ông Warren Entsch nắm giữ.

Trong khi đó, lãnh tụ đối lập Bill Shorten trở lại Sydney, sau khi dành trọn ngày hôm qua tại thành phố quê nhà ở Melbourne.

Vào hôm nay cả hai nhà lãnh đạo tranh cãi về vấn đề người tầm trú, qua chính sách bảo vệ biên giới.

Hôm qua ông Bill Shorten trở lại Melbourne, sau khi vận động tranh cử tại Perth, mặc dù thay đổi địa điểm tuy nhiên chủ đề vẫn không thay đổi.

"Thủ tướng cố tình đi theo ý ông ta, khi hướng dẫn sai lạc người dân Úc về ý định đối với Medicare".

"Nếu quí vị lắng nghe, hôm qua ông cho biết chẳng biết gì về lực lượng chiến thuật phụ trách việc tư hữu hóa".

"Ông nói, phúc trình về Ủy ban Năng xuất  là gì?".

"Tôi muốn trích lời của ông ta đặc biệt hồi tháng 2, khi hỏi về Lao động tại Quốc hội trong năm nay, thì ông Turnbull trả lời rằng 'Bất cứ việc tư hữu hóa nào, chỉ áp dụng cho các hoạt động ở sau hậu trường và các hoạt động hành chính trong việc chi trả cho cá nhân hay nhà cung cấp', ông ta đã nói ra như vậy".

"Ông ta cho thấy, đã biết rất rõ về các đề nghị tư hữu hệ thống chi trả, tôi không nói chuyện đó, mà người nói chuyện đó là ông Malcolm Turnbull".

Trong khi đó, Tổng trưởng Tài chính Mathius Cormann bênh vực cho lãnh đạo của ông, khi cho đài ABC biết rằng, Liên đảng không có kế hoạch tư hữu hóa hệ thống chi trả trong Medicare.

"Liên đảng không bao giờ có kế hoạch tư hữu hóa Medicare".

"Vài năm trước, đã có những ý kiến khác nhau, nhằm canh tân hệ thống trả tiền và không may, lại bao gồm cả đảng Lao động".

"Khi ông Chris Bowen là Tổng trưởng Nhân dụng, ông ta xem xét các ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đề nầy. Sự thực là Medicare dưới thời Liên đảng hoạt động rất tốt".

"Chúng tôi cần một mốc thời gian và một kế hoạch, để đạt đến những gì thực sự đã được cam kết từ trước, đó không phải là 0.5 phần trăm mà là 0.7 phần trăm G.D.P, liên quan đến viện trợ của chúng ta và xấu hỗ thay, nước Úc bị tụt hậu rất xa". Nữ phát ngôn nhân về ngoại giao của đảng Xanh, bà Sarah Hanson Young.


Hôm qua Thủ tướng có mặt tại Darwin, nơi ông chứng kiến việc trao trả vùng đất sau vụ kiện về Thổ quyền, kéo dài lâu nhất tại Úc.

Khu vực Kenbi đã bị tranh chấp từ năm 1979, gồm 676 kí lô mét vuông trên bán đảo Cox, ở phía tây Darwin.

Ông Turnbull cho đám đông biết rằng, cuộc bầu cử liên bang là sự kiện đáng kể đối với người Thổ dân Úc, khi ông vạch ra rằng cuộc bầu cử xác định bản sắc của người Thổ dân hay dân đảo Torres.

"Nếu 6 hay 7 ứng cử viên đó đắc cử, chúng ta sẽ đạt mức quân bình tại Quốc hội".

"Họ là những người Úc đầu tiên được đại diện tại Quốc hội, cũng như đại diện cho cộng đồng của họ".

"Có nhiều việc cần thực hiện, nhưng chúng ta nên ăn mừng các thành quả, được xem là những cột mốc quan trọng".

Trong khi đó, phó lãnh tụ của hai chính đảng tranh luận về chính sách ngoại giao tại Canberra.

Được hỏi việc đạt đến sự đồng thuận lưỡng đảng về Mục tiêu Thiên niên kỷ, là mức viện trợ chiếm 0.5 phần trăm G.D.P, cả hai phó lãnh tụ là bà Julie Bishop và Tania Plibersek, đưa ra lập trường của mình.

Khi nhấn mạnh về thời điểm, phát ngôn nhân đối lập về ngoại giao bà Plibersek cho biết, việc đó sẽ không xảy ra trong một thời gian ngắn.

"Những cắt giảm quá nhiều, mức thiệt hại quá lớn, và điều nầy sẽ khiến chúng ta phải mất một khoảng thời gian để hàn gắn".

"Những gì chúng tôi tuyên bố là chúng tôi sẽ thêm 800 triệu đô la viện trợ trong 4 năm tới, trong đó 450 triệu sẽ dành cho UNHCR".

"Chúng tôi lại nghe các phúc trình cho biết con số người mất hết nhà cửa trên toàn cầu đã gia tăng lên 65 triệu người".

"Điều nầy có nghĩa là cứ 113 người trên thế giới, thì có 1 người mất hết nhà cửa trong nước, hay là người tỵ nạn, họăc lánh nạn để tránh áp bức bằng các nầy hay cách khác".

"Vì vậy chúng tôi tin rằng, cộng tác với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc là vấn đề hết sức quan trọng".

Còn Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop nói rằng mức viện trợ chiếm 0.5 phần trăm Tổng sản lượng quốc gia, chỉ là một công thức mà thôi.

"Việc nầy chính nó không có nghĩa là, sẽ có kết quả tốt hơn về y tế hay giáo dục, hoặc an ninh hay việc cai trị, nó là một hướng dẫn, là một khát vọng".

"Vài nước cho là 0.7 phần trăm GDP, nước khác là 0.4 phần trăm và đó là một công thức".

"Những gì chúng ta nhắm đến, là với các trường hợp tài chính khó khăn mà chúng tôi thừa hưởng, sau 6 năm gây nhiều biến cố của các chính phủ Rudd-Gillard rồi Rudd, là đường lối của chúng tôi nhắm đến với viện trợ của chúng ta và bảo đảm rằng nó hữu hiệu hơn, cũng như theo đúng với việc thúc đẩy mức phát triển tại các quốc gia nhận viện trợ".

Còn nữ phát ngôn nhân về ngoại giao của đảng Xanh, là bà Sarah Hanson Young cho đài Sky News biết, bà lên án cả hai chính đảng do không xác nhận một thời điểm, để đạt được mục tiêu đó.

"Trước hết, chúng tôi cần một mốc thời gian và một kế hoạch, để đạt đến những gì thực sự đã được cam kết từ trước, đó không phải là 0.5 phần trăm mà là 0.7 phần trăm G.D.P, liên quan đến viện trợ của chúng ta và xấu hỗ thay, nước Úc bị tụt hậu rất xa".

"Chúng ta đã có những nước ở Âu châu đạt đến mức 0.7 phần trăm vài năm trước và sự kiện viện trợ của chúng ta không đạt đến 0.5 phần trăm G.D.P, thì quả là một thảm kịch".




Share