Ngăn chặn bạo hành gia đình ở phụ nữ thuộc nhóm di dân

Domestic abuse, family and social issue

Battered woman escaping from man silhouetted at the top of the stairs, in fear of more violence Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một phần ba phụ nữ đã từng bị bạo hành thể xác hoặc tấn công tình dục ở một số thời điểm trong cuộc đời của họ. Bạo hành gia đình có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nhưng những phụ nữ thuộc nhóm di dân phải đối mặt với nhiều rào cản khi họ cần được giúp đỡ.


Trong một thời gian dài, bạo hành gia đình luôn được coi là một vấn đề cá nhân, chứ không phải vấn đề xã hội.

Thế nhưng số liệu thống kê cho thấy rõ ràng rất nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo hành bởi một thành viên trong gia đình.

Nada Ibrahim, một chuyên gia về bạo hành gia đình tại Trung tâm Giáo dục Hồi giáo Centre for Islamic Thought and Education, cho rằng bạo hành gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức.

"Vấn đề bạo hành trong gia đình là một thuật ngữ chung dùng cho bất kỳ hình thức bạo lực nào xảy ra trong gia đình. Vì vậy bạo hành gia đình có thể kết hợp những thứ như hành vi bạo lực giữa những người phối ngẫu, lạm dụng lạm dụng tình dục. Bạo hành gia đình còn liên quan đến bạo hành trẻ em, với cha mẹ già, với anh chị em. Đó là hình thức bạo lực  xảy ra trong bối cảnh gia đình.”

Khi chúng ta nói về bạo hành, nó không chỉ là bạo hành về thể xác; mà có nhiều hình thức khác như bạo hành về tâm lý, tài chính hoặc quấy rối.

Nhân viên xã hội tại Melbourne, Anu Krishnan giải thích rằng người nhập cư phải đối mặt với nhiều căng thẳng khi đến Úc, đôi khi đây có thể là chất xúc tác cho vấn nạn bạo hành.

"Với cộng đồng những người nhập cư, họ gặp phải căng thẳng khi hòa nhập với cuộc sống mới, trong một nền văn hoá mới, tìm kiếm các công việc liên quan và cơ hội nghề nghiệp. Họ thường gặp phải thách thức về việc cân bằng giới tính, điều khác biệt so với ở quê hương cũ và tiếp xúc với một nền văn hoá hoàn toàn mới – một nền văn hoá tự do hơn. "

Nada Ibrahim cho biết không phải tất cả các tổ chức về bạo hành gia đình đều được trang bị để đối phó với sự khác biệt văn hoá, do đó tổ chức InTouch đóng vai trò ý nghĩa trong giải quyết các vấn đề bạo hành gia đình trong các cộng đồng di dân và người tị nạn.

"Đôi khi, trong một số nền văn hoá, họ có thể không xác định được bạo hành về thể chất với một số hình thức lạm dụng khác. Nhiều người nhận ra vấn nạn bạo hành gia đình nhưng không biết cách giải quyết từ đâu, vì nó quá phổ biến trong nền văn hóa của họ.  Họ không thể xác định những thứ như bạo hành bằng lời nói, bạo hành tâm lý hoặc tài chính hoặc cô lập nạn nhân khỏi cộng đồng".

Một số vấn đề khác có thể xuất hiện trong các cộng đồng văn hoá như sử dụng các thông ngôn viên, ảnh hưởng của tôn giáo hoặc áp lực của gia đình.

Anu Krishnan tham gia khóa học đầu tiên của Úc dành cho các nhà lãnh đạo từ các cộng đồng văn hoá và ngôn ngữ thuộc Dự án Phòng chống Bạo hành đối với Phụ nữ.

Chương trình này được tổ chức chính phủ AMES Australia ở Melbourne thực hiện  đầu năm nay.

Đối với cô, việc ngăn ngừa bạo hành gia đình chỉ có thể thực hiện nếu cả cộng đồng cùng tham gia.

"Cần có nhiều sự hỗ trợ để phụ nữ cảm thấy đủ dũng cảm, tự tin, thổ lộ và xin giúp đỡ. Chúng ta cũng cần có các chương trình nâng cao nhận thức trong cộng đồng để các thành viên ở cộng đồng khác có thể tập hợp và giúp đỡ phụ nữ đang trải qua bạo hành gia đình. 

Phụ nữ thường cảm thấy xấu hổ khi báo cáo các hành vi bạo lực của chồng hay bạn trai mình. Chúng ta cần phải loại bảo thái độ đó, phụ nữ không nên bị đổ lỗi. "

Khóa học về phòng chống bạo hành đối với phụ nữ được thực hiện bởi Wendy Lobwein của AMES Australia.

Bà nói rằng nam giới cần phải hoàn thành vai trò của họ khi nói đến các biện pháp phòng ngừa.

"Đàn ông thực sự đóng một vai trò quan trọng, khi họ ủng hộ các mối quan hệ tôn trọng bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, đồng thời thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ và lên án các hành vi bạo hành đối với phụ nữ".

Phụ nữ di dân phải đối mặt với những rào cản khi họ cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ.

Anu Krishnan nói rằng họ thường bị cô lập và không biết đi đâu.

"Họ sợ phải tố cáo chồng mình, và thậm chí nếu họ tố cáo xong, họ sẽ đi đâu đây?.Họ thường có suy nghĩ là nếu báo cáo các vụ bạo hành, họ sẽ phải vào những nơi tạm trú rất tệ hại cho phụ nữ.  Nhiều người phụ nữ có thể phụ thuộc vào chồng của mình về chi phí sinh hoạt. Đôi khi họ không có khả năng đưa con mình đi nơi khác để sống. "

Tuy nhiên ngày càng có nhiều dịch vụ dành cho phụ nữ di dân là nạn nhân của bạo hành gia đình.

Một số tổ chức và dịch vụ an toàn đã phối hợp làm việc với các thông ngôn viên để cung cấp dịch vụ hỗ trợ bằng tất cả các ngôn ngữ.

Bác sĩ gia đình GP cũng là người mà quý vị có thể báo cáo về bạo hành gia đình.

Nhưng nếu quý vị  đang gặp nguy hiểm trước mắt, Wendy Lobwein nói hãy gọi cho 000.

  "Tôi biết rất nhiều phụ nữ  cảm thấy sợ hãi khi có cảnh sát tham gia vào các vụ bạo hành, họ nghĩ rằng đây sẽ là sự khởi đầu, phá hoại, làm đổ vỡ  gia đình họ, nhưng cảnh sát được huấn luyện để bảo đảm rằng mọi người an toàn, chứ không phải kết thúc hôn nhân hay một mối quan hệ, cảnh sát có thể giữ an toàn cho tất cả mọi người, do đó hãy gọi 000. "

Nếu quý vị là nạn nhân của bạo hành gia đình hoặc biết ai đó là nạn nhân, hãy gọi số 1800 RESPECT để được trợ giúp.

Nếu quý vị cần một thông ngôn viên, hãy gọi 13 14 50.

Share