Tăng cường hệ thống y tế cho phụ nữ di dân

Waiting their turn for healthcare

Hệ thống y tế Úc cần thay đổi để đáp ứng cho số phụ nữ di dân ngày càng đông hơn. Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một chương trình mới trên phạm vi quốc gia tập trung vào hỗ trợ các phụ nữ nhập cư và tị nạn được khám sức khỏe.


Theo lời bác sĩ Bastian Seidel, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ gia đình , thì những người phụ nữ khỏe mạnh, hạnh phúc là điều quan trọng đối với sự bền vững gia đình.

“Ở đâu cũng vậy, phụ nữ luôn là người chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình, và để làm được điều đó thì chính người phụ nữ phải được nhận sự chăm sóc sức khỏe từ các tổ chức y tế.”

Tuy nhiên thì lãnh đạo Chương trình Y tế cho Phụ nữ người Thổ dân và Tị nạn của đại học Monash, bà Jacqueline Boyle, cho biết, rất khó để làm được chuyện đó, vì số lượng phụ nữ có nguồn gốc đa sắc tộc ở Úc đang ngày một tăng lên.

Bà Boyle nói, ngày càng có nhiều hơn khó khăn và thách thức cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

“Có những khó khăn có thể nhận biết được rõ ràng, chẳng hạn khó khăn trong việc nghe nói tiếng Anh, hoặc đối với nhiều nền văn hóa, thì bệnh nhân nữ thường muốn có chuyên gia y khoa cũng là nữ thăm khám. Nhưng cũng có những khó khăn khác mà đôi khi rất khó thấy, chẳng hạn thiếu kiến thức về sức khỏe, hoặc khác biệt trong quan niệm và hiểu biết về sức khỏe và bệnh tật, hoặc có những nhận thức khác nhau về các hình thức chăm sóc sức khỏe mà phụ nữ lẽ ra nên có.”

“Có thể họ không biết về ung thư vú và các dịch vụ kiểm tra sức khoẻ vú; có thể là vì các tín ngưỡng văn hoá xung quanh bệnh ung thư (ví dụ: ung thư là quả báo), có thể là vì việc kiểm tra hay thảo luận về sức khoẻ vú là vấn đề tế nhị ít được đề cập trong cộng đồng. Cũng có thể họ không biết đến chỗ nào, hoặc không biết tiếng.”

Từ đó, một chương trình hợp tác giữa Đại học Phụ Sản Úc New Zealand và Hội đồng Di trú Úc Migration Council Australia đã được thành lập tập trung giải quyết vấn đề này.

Chương trình này nhằm vào việc cải thiện việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ người tị nạn và nhập cư.

Giáo sư Stephen Robson, cho rằng, chương trình này sẽ có hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp về mặt văn hóa cho phụ nữ.

“Chúng tôi hi vọng sẽ củng cố kiến thức và chuyên môn, đẩy mạnh liên kết với giáo dục y khoa, và đẩy mạnh hợp tác với cộng đồng và chính phủ.”

Trên thực tế, những phụ nữ mới đến Úc gặp khó khăn trong việc thăm khám sức khỏe, thì thường có khuynh hướng giao tiếp tiếng Anh yếu hơn, trình độ học vấn giảm và phụ thuộc vào nam giới nhiều hơn.

Một nhân viên xã hội tại khoa Y Tế đại học Monash, bà Razia Ali, cho hay, nhiều phụ nữ phải chịu đựng việc này vì đơn giản là họ không biết nhờ cậy giúp đỡ ở đâu.

“Nếu phụ nữ không thể được khám bệnh, họ sẽ thiệt thòi nhiều thứ, không chỉ về mặt thể chất mà cả mặt tâm thần. Họ sẽ phát triển nhiều vấn đề liên quan đến bệnh tâm thần, chẳng hạn như bị căng thẳng, lo âu hay mất ngủ.”

Một y tá tại khoa y tế đại học Monash, Neihad Abdulwadud nói rằng, khi một phụ nữ nhận được sự chăm sóc tốt nhất, thì cả cộng đồng đều có lợi.

Trong các buổi học cho phụ nữ nhập cư tại Trung Tâm chăm sóc Sức Khoẻ Phụ Nữ Đa Văn Hoá tại Melbourne (MCWH), những người tham gia thường chia sẻ những khó khăn họ thường gặp khi gặp bác sĩ ở Úc.

“Các bác sĩ gia đình ở đây không giải thích cho bạn các lựa chọn để tránh thai. Họ thường nhanh chóng đưa bạn thuốc tránh thai mà không giải thích các tác dụng phụ của nó,” Đài, một phụ nữ 34 tuổi, kể. 

“Bác sĩ của tôi thường bận rộn và ít khi giải thích cho tôi về tác dụng phụ của các loại thuốc được kê cho tôi,” Christina, 35 tuổi, đồng tình, “Tôi rất lo mỗi lần bác sĩ thay đổi đơn thuốc của tôi. Dược sĩ của tôi thì không nói được tiếng của tôi. Tôi không biết tìm trợ giúp từ đâu.”

Với những người nhập cư đang khám chữa bệnh ở Úc – một hệ thống hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ và văn hoá của họ, những vấn đề kể trên khá phổ biến và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.


Share