Các cuộc biểu tình lan rộng về ranh giới trên biển giữa Úc và Đông Timor

Những người biểu tình tại Melbourne

Những người biểu tình tại Melbourne Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những người biểu tình tụ tập tại nhiều nơi, kêu gọi chính phủ Úc hãy tái thương thuyết về biên giới trên biển với Đông Timor.


Các cuộc biểu tình khởi phát từ các cáo buộc, Úc đã từ chối phần chia công bằng cho quốc gia láng giềng Á châu nghèo khó, về các dự trữ dầu khí trong biển Timor.

Đó là cuộc biểu tình trước Tòa Đại sứ Úc tại Dili hồi tuần qua.

Nay cuộc biểu tình lan rộng từ Phi luật Tân và Mã Lai cho đến thủ đô Jakarta của Nam Dương.

Tất cả đều kêu gọi Úc hãy tái thương thuyết một ranh gới thường trực trên biển với Đông Timor, mà theo những người biểu tình là không công bằng.

Đông Timor hiện tranh luận trong suốt 8 năm qua rằng ranh giới trên biển nằm ở giữa Úc và Đông Timor.

Một đường ranh giới ở giữa thường là cách giải quyết thông thường của luật pháp quốc tế và sẽ đặt các mỏ dầu khí có giá trị vào lãnh thổ của Đông Timor, thay vì thuộc Úc.

Ông Tom Clarke thuộc Phong trào Chống lại Việc Chiếm Hữu Biển Đông Timor, nói rằng theo hiệp ước hiện thời, quốc gia nghèo khó nầy mất mát phần lợi tức lớn lao.

"Vào lúc nầy, Đông Timor hiện thiếu hụt hàng tỷ đô la về lợi tức dầu khí, mà lẽ ra theo luật pháp quốc tế, thuộc về Đông Timor".

"Chẳng hạn như nếu quí vị nhìn vào giếng khí đốt tại Greater Sunrise, nó có thể mang lại 40 tỷ đô la lợi tức".

"Mỏ dầu đó nằm gần Đông Timor hơn là Úc".
"Hiệp ước Đông Timor có lợi cho cả Đông Timor và Úc. Nước Úc luôn chủ trương rằng, các cuộc tham vấn luôn mở ngỏ với chính phủ Đông Timor". Thông cáo của bộ ngoại giao Úc.

Tại một cuộc biểu tình ở Melbourne thuộc Victoria, các thành viên của cộng đồng Đông Timor ở Úc kêu gọi chính phủ liên bang, hãy tái thương thuyết với Đông Timor.

"Sẽ là chiến thắng có lợi cho cả đôi bên".

"Tôi chẳng thấy có bất cứ lý do nào tại sao chúng ta không thể làm việc nầy".

"Chúng tôi cảm thấy như bị bóc lột".

Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop trong một thông cáo viết rằng, chỉ có chính phủ mới có thể mở lại các cuộc thảo luận.

Bản thông cáo viết:

"Hiệp ước Đông Timor có lợi cho cả Đông Timor và Úc. Nước Úc luôn chủ trương rằng, các cuộc tham vấn luôn mở ngỏ với chính phủ Đông Timor".

Được biết Đông Timor đã đưa Úc ra trước tòa án Hòa giải Thường trực The Hague về việc phân chia lợi tức từ dự án phát triển hàng tỷ đô la về khí đốt tại biển Timor.

Phía Đông Timor có 4 nhân chứng sẳn sàng khai báo rằng Úc đã nghe lén các cuộc đàm thoại của nội các Đông Timor, trong giai đoạn thương thuyết về việc phát triển mỏ dầu và khí đốt Sunrise.

Trước đó Tổng trưởng Tư Pháp, ông George Brandis cho Thượng viện Úc biết rằng, Đông Timor đã không tham vấn đầy đủ với Úc trước khi đưa nội vụ ra trước toà án quốc tế.

Do toà án hòa giải thường trực the Hague không có thẩm quyền bó buộc, do đó vụ việc chẳng mang lại kết quả nào.

Được biết vào năm 2006 tức là cách nay 10 năm, hai nước Đông Timor và Úc đã đạt được thỏa thuận về các mỏ dầu khí tại Đông Timor, mà cả hai bên đều cho rằng tiến trình thương thuyết không dễ dàng.

Mặc dù cuộc thương thuyết đã thông qua bế tắc ở một giai đoạn, các nhà lãnh đạo của cả hai nước cho rằng Đông Timor sẽ nhận được 10 tỷ đô la Mỹ về lợi tức dầu khí trong 40 năm tới, trong khi Úc cũng nhận được phần tương tự.

Lễ ký kết thỏa ước đã diễn ra tại thủ đô Canberra của Úc.

Thế nhưng việc tranh chấp về ranh giới lãnh hải giữa hai nước vẫn tồn tại trong 50 năm qua, tuy nhiên đã  gác lại trước việc lợi tức của mỏ dầu khí Sunrise được chia đều cho cả hai nước.

Tiên khởi nước Úc đòi 80 phần trăm lợi tức, trong khi Đông Timor đòi phần lợi tức 100 phần trăm, thế nhưng cuối cùng hai nước đã đạt được thỏa thuận với phần phân chia lợi tức đồng đều.

Nay phía Đông Timor và nhất là người dân nước nầy cũng như các công dân Úc gốc Đông Timor trong các cộng đồng tại Úc lên tiếng yêu cầu tại thương thuyết, trong khi chính phủ nước nầy cho đến nay hầu như chưa thấy lên tiếng.



 

 


Share