Quan ngại đối với tu chính Luật Di trú mới được thông qua

Protesters march as they call for justice for refugees and asylum seekers

Protesters march as they call for justice for refugees and asylum seekers rally at Belmore Park in Sydney, Sunday, March 28, 2021 Source: AAP Image/Joel Carrett

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các chuyên gia luật pháp đang lên tiếng báo động về một đạo luật có thể dẫn đến việc giam giữ vô thời hạn những người tị nạn. Tu chính Luật Di trú được quốc hội thông qua hồi tuần trước trong bối cảnh chính phủ giới hạn con số di dân trong năm 2022.


Tu chính Luật Di trú tuần trước đã được Quốc hội nhanh chóng thông qua nhưng các chuyên gia pháp lý lo ngại những thay đổi này có thể gây ra hậu quả lâu dài cho người tị nạn.

Theo luật mới Chính phủ đã có quyền hủy bỏ thị thực của những người không phải là công dân đang bị giam giữ, viện dẫn lý do an ninh, tiền án hình sự hoặc nếu họ có dính dáng đến những tổ chức bị tình nghi có hành vi sai trái.

Tuy rằng tu chính luật sẽ ngăn những người bị tước thị thực không bị trục xuất nếu họ phải đối mặt với sự đàn áp ở quê nhà, nhưng luật sư nhân quyền David Burke vẫn lo lắng.

"Đạo luật này cho thấy bộ trưởng mới của Bộ Nội vụ sẵn sàng để cho những người tị nạn mòn mỏi bị giam giữ trong thời gian dài."

Bộ trưởng Di trú Alex Hawke đã bảo vệ sự thay đổi này. Phát ngôn nhân của Bộ trưởng đã nói với SBS News rằng các cải cách nhằm bảo đảm những người bị bắt giữ vẫn được bảo vệ theo nghĩa vụ quốc tế của Úc.

Nhưng luật sư David Burke chỉ ra rằng luật mới đồng thời cho phép chính phủ thu hồi quy chế tị nạn của một người.

"Quy chế tị nạn của một người không bao giờ đơn giản được cấp qua đêm mà chúng ta cần cung cấp cho những người đã tìm kiếm sự an toàn ở đây - những người đã được công nhận là đang trốn chạy sự bức hại một nơi trú ẩn vĩnh viễn và khả năng xây dựng lại cuộc sống của họ một cách an toàn. Quy chế tị nạn không nên có thể bị thu hồi theo ý thích của bộ trưởng bất cứ lúc nào ông ta muốn."

Một liên minh gồm 27 nhóm pháp luật và những người hành nghề luật sư đã đưa ra một tuyên bố cho biết tu chính luật di trú đã đưa nước Úc ra ngoài quỹ đạo của thế giới. Chính phủ sửa đổi luật sau khi xảy ra một vụ kiện lên Tòa án Liên bang chống lại chính phủ vào tháng 9 năm ngoái để chứng minh rằng Chính phủ đã giam giữ bất hợp pháp một người tị nạn Syria. Tòa án phán quyết rằng Chính phủ đã không thu xếp được việc trục xuất người đàn ông này. Vụ kiện đã gây nhiều sự chú ý hơn về thời gian một số người bị giam giữ phải đối mặt trong hệ thống nhập cư của Úc. Thượng nghị sĩ Nick McKim của Đảng Xanh đã phát biểu tại quốc hội tuần này, chỉ trích sự ủng hộ của các chính đảng cho việc tu chính luật di trú.

"Tu chính luật này sẽ khiến nhiều người tị nạn mòn mỏi trong các trại giam di trú của Úc. Đây là một chương khác của câu chuyện vốn đã đen tối và đẫm máu."

Những người ủng hộ người tị nạn cũng bày tỏ sự thất vọng đối với việc chính phủ liên bang giới hạn số người nhập cư vẫn ở mức 160.000 người, giống như năm ngoái. Chính phủ cho biết thay vào đó họ sẽ tập trung giải quyết các đơn đã nhận để giảm tình trạng tồn đọng của việc cấp thị thực, với chi phí gần 300 triệu đô la trong bốn năm. Một thay đổi nữa là kể từ nay, di dân mới đến Úc sẽ phải đợi 4 năm trước khi họ có thể tiếp cận các phúc lợi xã hội. Ông Kon Karapanagiotidis là CEO của Trung tâm Tài nguyên Người tị nạn, nói rằng di dân là rất quan trọng để hồi phục kinh tế và ngân sách.

"Chính phủ đã bỏ lỡ một cơ hội quan trọng khi duy trì chỉ tiêu nhập cư theo diện nhân đạo ở mức 13,750 người, và chỉ cho phép một lượng nhỏ sinh viên quốc tế nhập học. Vì vậy, trên mọi phương diện họ đều thất bại. Họ đang thất bại khi nói đến nghĩa vụ nhân đạo của Úc. Họ đang thất bại trong việc duy trì con số di dân quan trọng để giúp chúng ta phục hồi sau COVID. Chúng ta đang thấy mức độ sụt giảm con số di dân mà chúng ta chưa từng thấy kể từ những năm 1940. Vì vậy, tôi gọi đó là một thảm họa."

Năm ngoái, con số di dân đến Úc lần đầu tiên giảm xuống mức âm kể từ Đệ Nhị Thế Chiến do lệnh cấm du lịch vì COVID-19 lan rộng khiến biên giới bị đóng cửa. Các ước tính cho thấy sẽ mất ít nhất hai năm nữa để nó trở lại mức trước đại dịch. Chính phủ cho hay biên giới quốc tế chỉ có thể được mở cửa từ giữa năm 2022. Nhưng Paul Power từ Hội đồng Người tị nạn của Úc, nói rằng khả năng kiểm dịch và triển khai vắc xin của Úc cần được cải thiện thì may ra mới có thể mở cửa biên giới.

"Ngay lúc này trên thế giới hiện có 26 triệu người tị nạn và họ đang ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng hơn những gì chúng ta đã thấy trong vài năm qua vì những hậu quả kinh tế của COVID-19. Không có hy vọng cho nhiều người vì chương trình di dân của Úc bị cắt giảm."


Share