Quan ngại về những người trẻ bị ảnh hưởng nặng nề trong thời kỳ kinh tế suy thoái

19 year old Matthew King from Sydney.

19 year old Matthew King from Sydney/ Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Suy thoái kinh tế diễn ra trong thời gian đại dịch coronavirus và đây là cuộc suy thoái lần đầu tiên của nước Úc trong gần 30 năm qua. Cả một thế hệ chưa bao giờ thở than tiếng ‘suy thoái’, chứ chưa hề trải qua một thời kỳ như vậy nhưng nay có những quan ngại về giới trẻ Úc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về chuyện này.


Nước Úc đang từ từ trở lại bình thường khi dịch bệnh COVID-19 giảm bớt, thế nhưng khi lâm vào một cuộc suy thoái, thì đã có các quan ngại rằng những trường hợp tâm thần bắt đầu khởi phát trong giới trẻ.

Được biết kinh tế Úc đã trở nên tệ hại hơn trong quí tháng 3, và đã co lại lần đầu tiên trong gần một thập niên.

Tổng Trưởng Ngân Khố Josh Frydenberg tiên đoán quí tháng 6 còn tệ hại hơn nữa, trong đó có hai quí liên tiếp nền kinh tế đi xuống vốn tại nên một vụ suy thoái.

Giám đốc Dịch vụ Sức khoẻ Tâm thần Orygen và là giáo sư đại học Patrick McGorry nói rằng, giới trẻ ngày nay gặp nhiều nguy cơ hơn những người trẻ trong cuộc suy thoái hồi năm 1991.

“Chúng tôi biết có các dấu hiệu cho thấy sức khoẻ tâm thần của chúng tôi tệ hại hơn trong những năm tháng trước, vì vậy có sự gia tăng lo âu và trầm cảm ở các bạn trẻ, cũng như mức độ tự tử gia tăng ở giới trẻ”, Patrick McGorry.

Ông cho biết có nhiều yếu tố liên quan đến mối quan ngại của ông.

“Họ hoàn thành việc học hành, tạo nên hệ thống mới trong công việc, thay đổi quan hệ với cha mẹ và tìm con đường dẫn đến công ăn việc làm".

"Mọi thứ tạo nên mối đe dọa lớn lao do sự suy thoái kinh tế, đặc biệt ở mức độ sâu xa mà chúng tôi đang chờ đợi".

"Giới trẻ cũng là nhóm gặp nguy cơ cao nhất về sức khoẻ tâm thần trong tuổi thọ của họ”, Patrick McGorry.

Mức thất nghiệp dự trù sẽ lên đến 10 phần trăm vào tháng 6, đây là sự kiện lần đầu tiên kể từ năm 1994 với những người trẻ dưới 25 tuổi có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trong cuộc suy thoái lần trước, mức thất nghiệp trong giới trẻ lên đến 20 phần trăm, so với tình trạng thất nghiệp trong cộng đồng là 11,2 phần trăm.

“Họ bị thất nghiệp ở mức độ cao, hơn những người lớn tuổi, nếu các cuộc suy thoái kinh tế trong quá khứ đã trải qua với họ".

"Trong mỗi kỳ suy thoái kinh tế trở ngược lại thời kỳ đại giảm phát vào thập niên 1930, nạn tự tử gia tăng”, Patrick McGorry.
"Vì vậy giữa cơn đại dịch COVID-19, tôi chấp nhận các biện pháp mới trong cuộc sống, chẳng hạn như bắt đầu một chế độ mới tự chăm sóc bản thân hay thay đổi cách dinh dưỡng và ngủ thêm nhiều, vì vậy nó giúp tôi kiểm soát được cuộc sống của mình”, Mohamed Hadi Rahimi.
Vào đầu năm nay, Matthew King 19 tuổi ở Sydney xem năm 2020 là một khởi đầu mới mẻ, sau khi chiến đấu chống lại các vấn đề về sức khoẻ tâm thần trong 12 tháng trước.

Anh cho biết đại dịch coronavirus và sự bất định trong tương lai chỉ làm tăng thêm những căng thẳng và lo lắng hồi năm rồi.

“Tôi là loại người quan ngại, nếu có một công việc nào trong tương lai cho những người tốt nghiệp, vì các công ty không có phương tiện để có cơ hội cho những người tốt nghiệp hay nội trú".

"Tôi lo lắng cũng giống như nhiều người trẻ khác là trình độ sẽ bị ảnh hưởng, do việc học hành trong tương lai và nghề nghiệp có thể có trong ngày mai nữa”, Matthew King.

Anh này đã tiêu hết số tiền tiết kiệm, vì không đủ điều kiện để được hưởng kế hoạch trợ cấp JobKeeper.

“Các công ty tìm cách giữ lại công nhân của họ vốn là chuyện công bằng, thế nhưng rất khó để định hướng tương lai và biết rằng các bạn thực sự theo đuổi sự nghiệp của mình”, Matthew King.

Một cuộc thăm dò được tổ chức Headspace thực hiện cho thấy, có 47 phần trăm người trẻ bị ảnh hưởng bởi đại dịch coronavirus.

Giám đốc tổ chức là ông Jason Trethowan tiên đoán, tỷ lệ này sẽ tăng lên trong giai đoạn suy thoái và những người trẻ có thể sớm bị mất việc.

“Những người trẻ bị ảnh hưởng do cuộc suy thoái kinh tế và sự kiện này ảnh hưởng đến vấn đề nhân dụng".

"Dĩ nhiên nếu xảy ra tình trạng thiểu dụng tức thiếu công nhân hay tình trạng thất nghiệp, đó lại là một y tố khác có tác dụng thêm vào, tôi đoán nó sẽ thách thức cuộc sống của mọi người”. Jason Trethowan.

Còn Mohamed Hadi Rahimi 24 tuổi là một người tỵ nạn từ Pakistan và trước đó bị nhắm đến là một mục tiêu khi anh này thực hiện các nghi thức Hồi Giáo.

Anh cho biết đó là sự kiên nhẫn đã giúp anh đi suốt thời gian đại dịch coronavirus và cũng giúp anh vững chắc qua cuộc suy thoái kinh tế.

“Nếu một chuyện không thành công, tôi luôn luôn tiến bước và tìm cách nhắm vào các cơ hội hơn là những thách thức".

"Vì vậy giữa cơn đại dịch COVID-19, tôi chấp nhận các biện pháp mới trong cuộc sống, chẳng hạn như bắt đầu một chế độ mới tự chăm sóc bản thân hay thay đổi cách dinh dưỡng và ngủ thêm nhiều, vì vậy nó giúp tôi kiểm soát được cuộc sống của mình”, Mohamed Hadi Rahimi.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share