Quan ngại về việc xướng ngôn viên Úc chính thức bị bắt giữ tại Trung Quốc

Cheng Lei, Australian journalist for CGTN, attending a public event in Beijing in August 2020

Cheng Lei, Australian journalist for CGTN, attending a public event in Beijing in August 2020 Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Sau gần 6 tháng bị giam giữ tại Bắc Kinh mà không bị truy tố, công dân Úc Cheng Lei nay được thông báo bị bắt giữ chính thức tại Trung Quốc. Vốn là cựu xướng ngôn viên truyền hình tiếng Hoa cho hệ thống Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc, đã bị bắt giữ do luật an ninh quốc gia vì ‘nghi ngờ cung cấp bí mật nhà nước cho ngoại quốc’.


Bà Cheng Lei còn được dịch là Thành Lôi, là người Úc gốc Hoa bị giam giữ ở Bắc Kinh từ giữa tháng 8 năm 2020, khi công an đến căn hộ của bà ở nội ô phía đông Bắc Kinh, bắt bà đi cùng với các dụng cụ điện tử.

Việc bắt giữ theo một điều khoản luật pháp, cho phép tạm giữ một người đến 6 tháng, mà không truy tố hay tiếp cận với luật sư.

Ngoại Trưởng Úc Marise Payne cho biết, nước Úc nay được thông báo về trường hợp của bà Cheng Lei.

"Chính phủ Úc được nhà cầm quyền Trung Quốc thông báo qua toà đại sứ tại Bắc Kinh, là công dân Úc Cheng Lei nay bị chính thức bắt giữ, do nghi ngờ cung cấp bất hợp pháp các bí mật cho ngoại quốc”, Marise Payne.

Các chuyên gia cho biết, theo luật pháp Trung Quốc, có thể phải mất vài tháng trước khi các điều tra viên truy tố bà và tội danh có thể lên đến án chung thân.

Trong khi đó, các nhà quan sát nhân quyền nêu lên quan ngại về tình trạng của bà, trong thời gian bị giam giữ trong 6 tháng.

Còn chính phủ Úc cho biết, đã nêu lên nhiều quan ngại về điều kiện sinh sống của bà, qua việc thông tin thường xuyên với các giới chức Trung Quốc.

“Chúng tôi luôn nêu lên mối quan ngại mạnh mẽ về trường hợp giam giữ của bà, ở mức độ cao cấp nhất".

"Chúng tôi đã thực hiện một số cuộc viếng thăm Lãnh Sự, theo đúng các thỏa thuận song phương".

"Lần gần đây nhất là hôm 27 tháng 1 và chúng tôi tiếp tục tìm kiếm việc bảo đảm rằng bà được đối xử thích đáng, nhân đạo, theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế”, Marise Payne.

Trong khi đó một chuyên gia về chính sách của Trung Quốc tại đại học Quốc gia Úc Châu, bà Tôn Giang cho biết điều kiện giam giữ trong hệ thống luật pháp của Trung Quốc là không rõ ràng.

“Trung Quốc có việc thi hành luật lệ một cách hết sức yếu kém, vì vậy các thủ tục như bắt buộc phải khai báo có thể là chuyện rất bình thường tại Trung Quốc".

"Chúng tôi cũng biết rằng trong một vài điều kiện, việc giam giữ có thể diễn ra trong các tình trạng hoàn toàn khắc nghiệt nữa”, Tôn Giang.
"Chúng tôi không biết bà bị cáo buộc với nước nào, khi bị cho là cung cấp các bí mật”, Tôn Giang.
Được biết bà Cheng Lei sinh ra tại Trung Quốc, thế nhưng cùng với cha mẹ di cư sang Brisbane, khi bà được 9 tuổi.

Là một kế toán viên tốt nghiệp đại học Queensland, bà làm việc tại Melbourne cho các công ty quan trọng như Cadbury và EzzonMobil, trước khi nhận công việc là dẫn chương trình, trong Hệ thống Truyền hình Toàn cầu quốc doanh của Trung Quốc.

Bà thường xuyên có mặt trong các sự kiện tại toà đại sứ Úc và Phòng Thương mại, thế nhưng sau khi bị bắt, chủ nhân của bà đã tháo gỡ thông tin của bà trên trang mạng.

Ngoại Trưởng Úc Marise Payne không trả lời các câu hỏi về việc, liệu các truy tố bà Cheng Lei là vô căn cứ hay không, thế nhưng ghi nhận là Úc đang tìm kiếm các khuyến cáo thêm nữa.

Người ta không rõ, việc bắt giữ nầy có dính líu đến căng thẳng ngoại giao, hay vấn đề chính trị nội bộ ở Trung Quốc hay không.

Tuy nhiên cựu Ngoại Trưởng Úc là ông Alexander Downer cho đài ABC biết rằng, việc căng thẳng ngoại giao không giúp ích cho trường hợp của bà Cheng.

“Trung Quốc sẽ ít sẵn lòng để tìm ra một giải pháp ngoại giao cho việc nầy, nếu mối quan hệ giữa hai nước tốt đẹp hơn”, Alexander Downer.

Được biết cả hai thông tín viên Úc tại Trung Quốc, đó là ông Bill Birtles thuộc đài ABC và ông Michael Smith của báo Australian Financial Review, đã trốn khỏi Trung Quốc hồi năm rồi, sau khi bị nhà cầm quyền Trung Quốc thẩm vấn về việc điều tra bà Cheng.

Còn ký giả người Úc Peter Greste, trở thành người vận động về tự do báo chí sau khi chính ông bị bắt giữ tại Ai Cập trong hơn một năm, đã kêu gọi cho bà Cheng được trả tự do ngay tức khắc.

Được biết bà Cheng là người Úc thứ hai bị bắt giữ tại Bắc Kinh trong những năm gần đây.

Nhà văn Trương Hằng Quân đã bị giam giữ hơn 2 năm mà không xét xử, do cáo buộc tội gián điệp.

Nhà cầm quyền không cho phép ông gặp một luật sư cho đến khi bị bắt giữ được 19 tháng.

Bà Tôn Giang cho biết, trường hợp của bà Cheng Lei khác biệt với vụ của ông Trương Hằng Quân.

“Trong trường hợp của người Úc khác bị bắt giữ, tôi tin rằng người đó được xem là một kẻ đối kháng".

"Vì vậy Cheng Lei được xem là một người bên trong, nên ít có khác biệt ở đây".

"Nay chúng ta biết bà ta bị truy tố về các lý do an ninh quốc gia, qua việc cung cấp các bí mật nhà nước".

"Chúng tôi không biết bà bị cáo buộc với nước nào, khi bị cho là cung cấp các bí mật”, Tôn Giang.

Trong khi đó, gia đình và bạn hữu của bà Cheng Lei cho biết, họ hy vọng trường hợp của bà có thể giải quyết nhanh chóng.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share