Người tỵ nạn đến Úc thiếu chủng ngừa thích hợp: phúc trình cho biết

 Afghan refugee Ramadan Kawish and family

Afghan refugee Ramadan Kawish and family Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một phúc trình mới cho thấy nước Úc thiếu một chiến thuật rõ ràng để bảo đảm rằng người tỵ nạn được bảo vệ chống lại các bệnh tật có thể ngăn ngừa được qua việc chủng ngừa, khiến một số người không được phòng ngừa chi cả.


Hiện có những lời kêu gọi nên có một chiến thuật toàn quốc liên quan đến những gì bản phúc trình cho biết là không chủng ngừa đầy đủ cho người tỵ nạn.

Nước Úc là một trong số các nước, có chương trình chủng ngừa toàn diện nhất trên thế giới.

Thế nhưng nhiều người trong số hàng ngàn người tỵ nạn đến Úc mỗi năm đã được chủng ngừa không đầy đủ, trước khi họ định cư và ở lại Úc.

Một phúc trình của Đại học New South Wales về chính sách chủng ngừa cho người tỵ nạn đã tìm thấy, tình trạng không nhất quán trong các dịch vụ giữa các tiểu bang và lãnh thổ, cũng như thiếu sót sự kết hợp trong các dịch vụ.

Người đứng đầu cuộc nghiên cứu là Tiến sĩ Abela Mahimbo cho biết, việc thiếu sót các dữ kiện có nghĩa là rất khó khăn để quyết định chính xác, có bao nhiêu người đã không được chủng ngừa đầy đủ.

"Thật khó để thực sự nói về sự bảo vệ ra sao trên mức độ toàn quốc, thế rồi theo các cuộc nghiên cứu nhỏ bé đã thực hiện, nó cho thấy những người tỵ nạn thực sự ít được tiêm chủng đối với nhiều loại chủng ngừa tại Úc".  

Trong thập niên qua, có hơn phân nửa người tỵ nạn đến Úc từ các nước như Iraq, Sudan, Myanmar và Afghanistan.

Tình trạng mất an ninh tại các quốc gia đó, làm gián đoạn các dịch vụ y tế và khiến họ dễ bị nhiễm bệnh đối với các bệnh tật có thể phòng ngừa trước, qua việc chủng ngừa.
"Vì vậy điều quan trọng là chắc chắn rằng chúng ta có những người tỵ nạn đến khám bệnh tại bác sĩ gia đình mà họ tin cậy, một vị bác sĩ có những mối quan hệ chuyên môn với họ", Sebastian Seider.
Tiến sĩ Mahimbo nói rằng, ngay cả những người đã được chủng ngừa tại một quốc gia khác trước khi đến đây, dường như các chương trình chủng ngừa tại đó, không phù hợp với tiêu chuẩn của Úc.

"Những người tỵ nạn mới đây đến từ Syria cho thấy họ đã được chủng ngừa khá tốt, thế nhưng sự kiện là chương trình của họ không được toàn diện như tại Úc, cho thấy nhu cầu cần được chủng ngừa thích hợp theo đúng tiêu chuẩn của Úc".

Cuộc nghiên cứu của bà tìm thấy, các dịch vụ y tế chính mạch và dịch vụ định cư đặc biệt, cần cộng tác nhau tốt hơn nữa.

"Vì vậy ở đây, thiếu sự nhất quán và hợp tác giữa các nhóm, dẫn đến có nhiều khoảng cách và nhiều người bị lọt qua những lỗ hỗng đó".

Phúc trình cũng tìm thấy, nhu cầu cần có một đường lối thống nhất trên toàn quốc, để nâng cao mức độ chủng ngừa cho người tỵ nạn.

Hiện tại chỉ có New South Wales, lãnh thổ Bắc Úc và Tây Úc đã phát triển các chính sách đặc biệt cho người tỵ nạn.

Tại lãnh thổ thủ đô và Victoria, người tỵ nạn được xem là nhóm có nhiều nguy cơ, thế nhưng không có chính sách nào được thực hiện về vấn đề nầy.

Tại Queensland, Nam Úc và Tasmania, có ít bằng chứng cho thấy vấn đề nầy hiện quan tâm, chỉ trừ một chuyện đã được đề cập đến.

Hồi đầu năm nay, lần đầu tiên chính phủ liên bang cung cấp ngân khoản để cấp thuốc chủng ngừa cho người tỵ nạn ở mọi hạng tuổi.

Chủ tịch của Đại học Đào tạo các Bác sĩ Toàn Khoa là ông Sebastian Seider, hoan nghênh ngân khoản nói trên.

"Đây là một sự khởi đầu tốt đẹp, thế nhưng chúng ta cần chắc chắn rằng các chương trình sau đó sẽ được quản trị một cách liên tục tại các tiểu bang và lãnh thổ".

Ông nói rằng, thật không dễ dàng để sửa đổi vấn đề nầy.

"Ngày nay việc chủng ngừa được các trung tâm y tế cộng đồng phụ trách và tại các trung tâm y tế của người tỵ nạn nữa thế nhưng các biên bản thường không được ghi nhận".

"Vì vậy điều quan trọng là chắc chắn rằng chúng ta có những người tỵ nạn đến khám bệnh tại bác sĩ gia đình mà họ tin cậy, một vị bác sĩ có những mối quan hệ chuyên môn với họ", Sebastian Seider.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share