Scott Morrison 'trông đợi' sẽ nói về khí hậu tại G7

Prime Minister Scott Morrison during the G7 Summit in Carbis Bay, Britain, 12 June 2021.

Prime Minister Scott Morrison during the G7 Summit in Carbis Bay, Britain, 12 June 2021. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Kỳ họp thứ 47 của Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 kết thúc ngày họp thứ Hai vào hôm Thứ Bảy 12/6 mà không có bất cứ cuộc gặp song phương nào giữa lãnh đạo Úc và Hoa Kỳ. Thủ lĩnh đảng Đối Lập bày tỏ sự thất vọng về việc Thủ tướng Scott Morrison đã không thể dàn xếp được một cuộc gặp gỡ riêng với Tổng thống Hoa kỳ cho những mục tiêu khí hậu vốn đang gia tăng áp lực.


Thủ tướng Scott Morrison khi nói về việc ông tham dự cuội họp G7 diễn ra tại vùng Cornwall của Anh với những nhận xét đầy hào hứng.

"Đó là cuộc gặp giữa những người bạn tốt và đồng minh lớn. Đó còn là cơ hội rất hay cho cuộc gặp dỡ đầu tiên giữa tôi với ông Tổng thống, còn với Boris thì tôi cũng đã biết từ nhiều năm nay, và nữa giữa ba nước chúng ta cũng đã có một sự thông hiểu dễ dàng."

Tuy nhiên ở nhà thì đảng Đối Lập không nghĩ vậy và họ nhanh chóng chỉ ra những cơ hội bị bỏ lỡ.

Thượng nghị sĩ Lao Động Penny Wong nói thật là thất vọng khi Thủ tướng không thể bảo đảm cho một cuộc gặp song phương với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

"Tôi thật thất vọng khi ông Morrison đã không thể bảo đảm được một cuộc gặp với Tổng thống Biden. Sự thất vọng này cũng nhiều như nỗi thất vọng của tôi khi ông Morrison, trong tư cách là đại diện nước Úc, có bài phát biểu rất muộn tại hội nghị khí hậu gần đây nhất, thậm chí lúc đó không có sự có mặt của ngài Tổng thống."

Sự thất vọng còn trầm trọng hơn qua nhận xét của nhà lãnh đạo Đảng Xanh Adam Bandt thì nó rằng chính phủ của Morrison từ chối chấp thuận những mục tiêu toàn cầu về biến đổi khí hậu.

"Hành xử của Úc tại hội nghị thượng đỉnh quốc tế này không chỉ là một sự đáng hổ hẹn ở tầm quốc tế mà chúng ta còn cản đường thế giới giải quy ết vấn đề khí hậu vốn đang thách thức toàn cầu."

Ông nói rằng ông Morrison đã không được mời để phát biểu mà chỉ tới để nghe.

"Khí hậu là một vấn đề quan trọng tại G7 lần này. Nó không còn là chuyện của nhóm hay khu vực. Khi họ ngồi vào bản để thảo luận về vấn đề khí hậu thì Scott Morrison sẽ ngồi ở bàn trẻ em và tôi nghĩ một phần của việc ông được mời tham dự hội nghị Thượng gđỉnh để phần còn lại của thế giới có thể mắng mỏ Úc về vấn đề Khí hậu."

Lãnh đạo các nước G-7 đã đồng ý sẽ chấm dứt việc chính phủ hỗ hỗ trợ sản việc năng lượng than đá cho các nước ngoài vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, Thủ tướng Scott Morrison nói ông sẽ không đưa ra bất cứ một cam kết nào mà không thể thực hiện, với lý do rằng những nước đã cam kết sẽ thực hiện việc giảm khí thải xuống còn zero vào năm 2050 không cho thấy là họ sẽ đạt được kết quả như đã định.

"Tôi đã nghe rằng các quốc gia đó thực sự đã không có bất kỳ một sự cắt giảm nào lượng khí thải của họ. Tôi đã nghe thấy rằng các quốc gia đó lượng khí thải vẫn đang tăng lên. Úc đang trên con đường dẫn tới mục tiêu 0, và chúng tôi đặt ra kế hoạch hành động để có thể đi đến đó sớm nhất có thể. Đối với Úc, vấn đề không phải là nếu, hoặc thậm chí là khi nào, cho giá trị ròng bằng không (net zero) mà quan trọng là bằng cách nào. "

Anh, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu nói rõ rằng các quốc gia không thực hiện hành động có thể phải đối mặt với các hậu quả tài khóa - bằng các loại thuế như thuế carbon.

Lãnh đạo của Đảng Xanh, Adam Bandt nói rằng hành động là điều đúng đắn nên làm.

"Tôi nghĩ rằng Scott Morrison sẽ phải chịu áp lực rất lớn bởi vì đó không chỉ là một hình thái chủ trương 'phủ nhận khí hậu' của Tự Do , và sự ủng hộ của Lao động cho các hình thức than và khí đốt, việc đó không chỉ là một tự sự cô lập ngoại giao mà còn là dẫn đến việc sụp đổ về khí hậu. "

Thượng nghị sĩ Penny Wong nói rằng quan điểm của chính phủ khiến Úc bị "cô lập" và nói rằng trọng tâm lẽ ra phải hướng vào các vấn đề khí hậu với các đối tác nước ngoài, chứ không phải quan hệ với Trung Quốc.

"Tôi nghĩ rằng vấn đề càng quan trọng hơn khi mà ông Morrison đã từ chối, từ chối một cách ngoan cố, việc chấp thuận mục tiêu thí thải, từ chối kéo hạn mức khí thải ròng xuống còn zero vào năm 2050. Tôi muốn nói là tất cả chúng ta đều hiểu rằng ông Morrison bị thúc đẩy bởi chính trị nội bộ đảng của ông ấy và tôi nghĩ đó là điều sai lầm đối với Úc. "

Bên cạnh hành động vì khí hậu, các nhà lãnh đạo G-7 đã nêu rõ ý định chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong thế giới đang phát triển, và Tổng thống Joe Biden coi đây là ưu tiên hàng đầu.

Nhóm bảy quốc gia hàng đầu này đã ủng hộ các kế hoạch của Hoa Kỳ để khởi động một giải pháp thay thế cho "Sáng kiến Vành đai và Con đường" của Bắc Kinh, vốn tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng thường ở các nước có thu nhập thấp.

Chiến lược mới của G-7 được mệnh danh là kế hoạch "Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn" "Build Back Better World" và vẫn chưa rõ chi phí của chương trình này là bao nhiêu hoặc ai sẽ tài trợ cho nó.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share