Xét visa: Từ tư nhân hóa đến kỹ thuật số hóa gây nhiều tranh cãi

Malisa Golightly speaks at a Senate Legal and Constitutional Affairs Committee hearing

Malisa Golightly speaks at a Senate Legal and Constitutional Affairs Committee hearing Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các chuyên gia về di trú lên tiếng cảnh báo về kế hoạch đưa việc xét đơn xin visa cho tư nhân làm có thể đe dọa sự liêm chính của hệ thống nhập cư Úc. Bộ Nội Vụ thì nói kế hoạch này không nhằm cắt giảm việc làm, còn những nhà phê bình thì cho rằng kế hoạch này không giúp gì cho việc làm thông những ứ đọng trong tiến trình xét đơn xin visa.


Số lượng đơn xin thị thực vào Úc có thể tăng lên đến trên 13 triệu hồ sơ mỗi năm tính đến năm 2028, và Bộ Nội Vụ nói rằng họ không còn cách nào khác hơn là phải giao việc xét đơn visa ra cho bên ngoài làm.

Chính phủ liên bang đang lên kế hoạch chi ra khoản $80 triệu để phát triển cái gọi là "Global Digital Platform" hiểu nôm na như một kỹ thuật số hóa toàn cầu tiến trình cấp visa.

Malisa Golightly, từ Bộ Nội Vụ nói rằng bất cứ ý kiến nào cho rằng vì ban kỹ thuật số này mà làm giảm việc làm là không đúng .

"Thưa Thượng Nghị Sĩ, theo như những tuyên bố nhất quán mà chúng tôi đã đưa ra với công chúng thì điều lo ngại vừa rồi là không xác đáng. Ý định của chúng tôi là chúng tôi sẽ không lấy đi bất cứ việc làm nào của nhân viên chúng tôi như là hệ quả của việc áp dụng thực hiện kỹ thuật số toàn cầu công việc của chúng tôi. Mục tiêu chính là chúng tôi là có nhiều việc làm cho nhân viên hơn là có một đống việc."

John Hourigan là chủ tịch của Viện Di Dân Úc Migration Institute of Australia (MIA).

Ông nói rằng tổ chức của ông không ủng hộ việc áp dụng của thực hiện Kỹ thuật số toàn cầu.

"Chúng tôi không ủng hộ việc tư nhân hóa hệ thống visa của chúng ta. Đang có một sự căng thẳng giữa công tác an ninh quốc gia và việc tư nhân hóa cũng như thương mại hóa quá trình di trú. Hay nói một cách đơn giản dễ hiểu sự căng thẳng giữa liêm chính và lợi nhuận. Viện Di Dân Úc MIA thật sự rất lo âu về việc thương mại hóa quá trình làm visa. Ý kiến về thực hiện Kỹ Thuật số Toàn Cầu chu trình làm visa ngay từ đầu là đã không ổn và chính phủ này thì lại rất chủ quan khi vẫn tiếp tục cho thực hiện nó."

Tại buổi chất vấn của Ủy ban Thượng viện nghe về những vấn đề Pháp lý - Senate Legal and Constitutional Affairs Committee hearing, Michael Tull từ Nghiệp Đoàn Công Chúng và Cộng Đồng nêu lên mối quan tâm lo lắng về ngại về việc việc chọn đối tác một cách hạn chế để ký hợp động giao cho việc nhận hồ sơ visa.

"Điều cơ bản của lặp luận này, cái cốt lõi của việc đưa việc duyệt hồ sơ cho bên ngoài làm là nhắm đến tiền thuế, là chất lượng và tăng doanh thu qua việc cạnh tranh. Những thứ mà chúng ta có là một cái hợp đồng trị giá $9 tỷ dollars được chào mời cho hai người đấu thầu, nó không tương xứng với cái tầm vóc của một hợp đồng loại này."

Cũng có những lo ngại rằng việc tư nhân hóa quy trình xin visa có thể dẫn đến một số người nộp đơn bị thiệt thòi.

Melissa Donnelly của Nghiệp Đoàn Cộng đồng Công Chúng đã trích dẫn các ví dụ ở Vương quốc Anh.

"Ở Anh, tư nhân hóa thị thực đã dẫn đến vấn đề giá cả đổ lên đầu người xin thị thực. Người nộp đơn có thể dễ dàng bị nhà cung cấp tư nhân lấy cái việc chậm trễ trong quá trình xử lý để gợi cho họ một cách làm nhanh hơn với một giá cao hơn. Do đó mà người nộp đơn rât dễ bị lợi dụng. Nó dẫn đến một làn sóng những người nộp đơn chọn trả tiền cao hơn để được làm nhanh hơn và như vậy đi ngược lại với mong đợi của cộng đồng về cách cung cấp dịch vụ công cộng."

Michael Whaites, từ những Dịch vụ Công Quốc tế cũng dùng Vương Quốc Anh như là một ví dụ để nói tại sao quá trình tư nhân hóa duyệt hồ sơ xin visa có những bất lợi cho đương đơn.

"Chi phí cho người xin thị thực nộp cho đại lý bên ngoài đã tăng từ 14% đến 72%, tùy thuộc vào loại thị thực, với các dịch vụ tùy chọn từ 5 bảng đến 1000 bảng. Các dịch vụ tùy chọn này, được phát hiện là đem lại rât ít hoặc không có chút ích lợi nào. Đây là một ví dụ rõ ràng về việc nhắm vào lợi nhuận hơn là kiểm soát chất lượng."

Tiến sĩ Abul Rizvi là từng là Phó Thư Ký cho Bộ Di Trú.

Ông nói rằng đông cơ lợi nhuận làm ảnh hưởng đến tính liêm chính của toàn bộ hệ thống di trú.

"Cái giá của vấn đề này theo tôi quan trọng nhất là mất kiểm soát hệ thống thị thực."

Cũng có những lo ngại rằng việc này có thể làm cho quy trình cấp thị thực trở nên máy móc và thiếu nhân tính, vì với một chu trình gồm 28 bước như hiện tại để một hồ sơ visa sinh viên được phê duyệt chỉ có duy nhất còn lại một bước duy nhất là với Bộ Nội vụ làm.

Nhưng Malisa Golightly khẳng định việc xử lý hồ sơ xin visa sẽ không phải là một hệ thống máy tính duy nhất.

"Các quan chức của bộ Nội Vụ là người sẽ quyết định từ chối hay hạn chế quyền lợi của đương đơn chứ không phải là sẽ thực hiện bởi máy tính."

Những người ủng hộ nói rằng những thay đổi và chi phí tiềm năng sẽ ảnh hưởng đến những người ít có khả năng chi trả nhất nhất là những người xin tị nạn nhiều bất lợi.

Sarah Dale, từ Dịch vụ Tư vấn và làm Hồ sơ cho Người tị nạn, giải thích.

"Độ chênh giữa các quyết định liên quan đến các vấn đề visa bảo vệ nó rất mơ hồ, mà trường hợp của các đương đơn thì vô chừng, người thì chạy trốn tra tấn, người thì có những vấn đề chấn thương tâm lý, và những vấn đề có liên quan đến những hoàn cảnh bạo lực khác. Việc duyệt hồ sơ bảo vệ không phải là một lĩnh vực có thể dễ dàng và không thể làm mà không qua quá trình huấn luyện nghiêm túc. Nó không phải là những trường hợp có thể điền ô trống và đánh vào ô trống như những hồ sơ thương mại."

Chính phủ muốn những nơi tiếp nhận và tra duyệt hồ sơ di trú do tư nhân điều hành sang năm sẽ được làm trên mạng.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share