Hướng dẫn định cư: Quyền của trẻ em tại Úc

Portrait of schoolgirl drawing at the school library and laughing

Children at modern school facility Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Có hơn 5 triệu trẻ em dưới 18 tuổi tại Úc. Theo Công ước Liên hiệp quốc về Quyền của Trẻ em thì các em được hưởng quyền hạn giống nhau khi lớn lên qua việc được học hành, chăm sóc sức khỏe và an toàn. Tuy nhiên các nhóm tranh đấu cho trẻ em tin rằng nước Úc vẫn còn rất nhiều việc phải làm.


Gần 30 năm sau khi nước Úc ký vào Công Ước Liên hiệp quốc về Quyền hạn của Trẻ em, vốn là một hiệp ước quốc tế mang lại cho trẻ em những quyền hạn được sống trong thời thơ ấu an bình và lành mạnh.

Người đứng đầu chính sách và cũng là cố vấn của Quỹ Nhi Đồng UNICEF thuộc Liên hiệp quốc tại Úc, là bà Amy Lamoin giải thích.

“Trẻ em cũng có quyền hạn như người lớn ở mức độ căn bản, điều đó có nghĩa là mọi thứ đều xảy ra cho trẻ em như đi học, gặp bác sĩ, chơi với bạn bè, có thời gian với gia đình và cũng được nghỉ ngơi”.

Thế nhưng theo một cuộc duyệt xét 5 năm mới nhất của UNICEF kể từ khi phúc trình sau cùng, thì nước Úc đã có ít tiến triển trong việc bảo đảm, mọi quyền của trẻ em.

“Trong khi chúng ta quan tâm đến không gian của chỗ học hành, chúng tôi nghĩ rằng trẻ em đã bị bỏ lại đằng sau, liên quan đến phẩm chất của giáo dục mà chúng nhận được, cũng như sự bình đẳng về giáo dục".

"Chúng ta quan ngại về sức khỏe tâm thần, là một phần thực sự lớn lao trong bức tranh nầy, với mức độ rất cao của những ức chế và lo lắng của các em tại Úc".

"Một lãnh vực rộng rãi hơn, chúng ta biết là một vấn đề lớn lao của trẻ em tại Úc, trong vùng Thái bình Dương và trên toàn cầu, là lm thế nào chính phủ đáp ứng đến thay đổi khí hậu và họ có bảo đảm là, trẻ em lớn lên trong một môi trường trong sạch không?”, Amy Lamoin.

Được biết cứ 6 trẻ em tại Úc thì có 1 em sống trong cảnh nghèo khó, trong khi cứ 7 em thì có 1 em bị tâm thần.

Ủy viên về Trẻ em Toàn quốc là bà Megan Mitchell, khuyên các em nên tìm hiểu về quyền hạn của mình, để có tiếng nói mạnh mẽ hơn.

“Vì vậy điều thực sự quan trọng là chúng ta tham gia cuộc thảo luận, về việc làm thế nào có thể cải thiện sự kiên trì, tìm được giúp đỡ và làm thế nào chúng ta chắc chắn rằng, trẻ em nhận được những giúp đỡ cần thiết, để chúng không có mặc cảm và lo lắng, thế nhưng chúng có thể nói ra mọi chuyện và nhận được giúp đỡ mà chúng cần đến”, Megan Mitchell.

Cuộc khảo sát về An Toàn Cá nhân năm 2016 của Văn phòng Thống kê Úc châu tìm thấy, cứ 8 người thì có 1 đã trải qua việc lạm dụng tình dục trước tuổi 15.

Tại Úc, tuổi ưng thuận về tình dục là 16 tuổi cho các tiểu bang và lãnh thổ, chỉ trừ Tasmania và Nam Úc thì tuổi ưng thuận là 17.

Bà Tiffany Overall là thành viên cố vấn về nhân quyền tại Youthlaw, một trung tâm luật pháp cộng đồng tại Victoria.

“Có những giới hạn rõ ràng về độ tuổi khi các em có thể có quan hệ tình dục hợp pháp, chẳng hạn như các em dưới 12 tuổi, một người khác không thể làm tình với các em dù có sự đồng thuận”.

Theo Trung tâm Bảo vệ Trẻ em Úc châu, thì có 1 trong số 35 trẻ em tại Úc đã nhận được các dịch vụ bảo vệ trẻ em từ năm 2017 đến 2018.

Bà Karen Flanagan là cố vấn cao cấp về chính sách của tổ chức Save the Children tại Úc.

Bà tin rằng, việc bảo vệ trẻ em tốt hơn bắt đầu với việc bãi bỏ mọi hình thức trừng phạt thể xác trong phạm vi gia đình.

“Theo điều 19 của Công Ước về Quyền của Trẻ em, nói rằng mọi trẻ em có quyền được cảm thấy yên ổn và an toàn ở bất cứ nơi đâu mà các em sống, bất kể tại nhà, tại trường hay trong cộng đồng".

"Quyền đó có giá trị và trong một quốc gia như nước Úc, chúng ta tôn trọng nghiêm chỉnh và mong muốn mọi trẻ em vui hưởng các quyền hạn được bảo vệ như nhau“, Karen Flanagan.

Nước Úc là quốc gia đa văn hóa, có khoảng 1 trong 10 em chào đời ở ngoại quốc và khoảng 6 phần trăm trẻ em là hậu duệ của người Thổ dân và dân bán đảo Torres.
"Thực vậy, khi trẻ em hiểu biết quyền hạn của mình và được người lớn đối xử một cách trân trọng, thì việc nầy chắc chắn sẽ dẫn đến một xã hội yên bình và dân chủ hơn”, Karen Flanagan.
Không may, các cuộc nghiên cứu cho thấy nạn kỳ thị vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng đến 7 trong số 10 em, dựa trên một cuộc nghiên cứu trước đó, của Hiệp hội Những Người Trẻ Úc châu.

Bà Megan Michell cho biết, theo Công Ước Liên hiệp quốc về Quyền Trẻ em, thì mọi trẻ em Úc có quyền sống không bị kỳ thị dưới mọi hình thức.

“Chúng ta cần kêu gọi việc thực thi Công Ước trong hệ thống học đường, để các nhà giáo dục và trẻ em cần cộng tác với nhau, hầu chắc chắn rằng trẻ em không trải qua nạn kỳ thị trong lớp hay trong sân chơi".

"Các em có thể đòi hỏi những quyền hạn quan trọng khác khi chúng lớn lên, như nhận được một nền giáo dục tốt đẹp, được đối xử công bằng, được an ổn, được an bình về mặt văn hóa và tôn trọng nguồn gốc của các em”, Megan Mitchell.

Nước Úc thường bị chỉ trích về số tuổi của trẻ em, chịu trách nhiệm về hình sự quá thấp, khi các em nhỏ đến 10 tuổi cũng bị giam giữ.

Ủy hội Nhân quyền kêu gọi chính phủ, hãy nâng mức tuổi nói trên.

“Ngăn tránh trẻ em khỏi hệ thống tội phạm, phải là một ưu tiên cao nhất của đất nước chúng ta".

"Vào lúc 10 tuổi, trẻ em vẫn là những trẻ nhỏ và nếu các em đi sai đường, chúng thực sự cần làm việc với các gia đình và các thành viên cộng đồng, để đưa các em trở lại đường ngay nẻo chánh”, Megan Michell.

Để cho những thay đổi thực sự xảy ra, bà Karen Flanagan cho biết có những nhu cầu cần thay đổi, trong việc làm thế nào đón nhận các quan tâm của các em.

“Đôi khi người lớn nghĩ rằng nếu quí vị cho trẻ em quá nhiều quyền hạn, chúng có thể sẽ chẳng nghe lời và sẽ lạm dụng chuyện đó".

"Thực sự không có chuyện đó và kinh nghiệm của chúng tôi cũng không thấy việc nầy xảy ra bao giờ".

"Thực vậy, khi trẻ em hiểu biết quyền hạn của mình và được người lớn đối xử một cách trân trọng, thì việc nầy chắc chắn sẽ dẫn đến một xã hội yên bình và dân chủ hơn”, Karen Flanagan.

Để có thêm thông tin về quyền hạn của trẻ em tại Úc, xin tìm các khuyến cáo từ trung tâm giúp đỡ luật pháp địa phương của quí vị.

Để được giúp đỡ về mặt tình cảm, xin liên lạc Kidsline ở số 1800 55 1800, Lifeline ở số 13 11 14, hoặc gọi số 000 nếu quí vị biết có ai đó đang gặp nguy cơ tức khắc.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share