Quyền làm việc của du học sinh ở Úc

Công việc sinh viên thường làm nhất là phụ việc trong các quán Café

Công việc sinh viên thường làm nhất là phụ việc trong các quán Café Source: Public Domain

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một trong những yếu tố chính khiến Úc là điểm đến du học là chiếu khán Úc linh động, cho phép du học sinh được làm việc trong khi học tập. Quyền và bổn phận khi làm việc ở Úc như thế nào?


Thu hút các sinh viên ngoại quốc đến Úc du học hiện là một ngành kinh doanh lớn.

Theo Sở Thống kê Úc, giáo dục là ngành xuất cảng lớn hàng thứ ba, với tổng số tiền lên đến 19 tỷ đô la mà các sinh viên ngoại quốc đã đóng góp vào nền kinh tế trong năm qua.

Một trong những lý do khiến Úc thu hút, là chính sách áp dụng các loại chiếu khán linh động cho phép sinh viên được làm việc trong khi học tập.

Hiện tại có khoảng 330 ngàn sinh viên quốc tế đang du học ở Úc - và con số này ngày càng tăng cao.

Một bản phúc trình vào năm 2015 của Bộ Di Trú đã tìm thấy trong lãnh vực du học ở Úc, số người được cấp chiếu khán sinh viên đã tăng 8% phần trăm trong năm ngoái.

Một trong những lợi thế về phương diện cạnh tranh của Úc so với các nước như Anh và Canada là cho sinh viên được quyền làm việc trong khi họ học tập.

Sinh viên du học có thể làm việc tới 40 giờ mỗi hai tuần lễ trong suốt các học kỳ và không giới hạn số giờ trong thời gian nghỉ hè.

Học sinh được hưởng các quyền hạn và điều kiện tối thiểu theo các tiêu chuẩn quốc gia về nhân dụng (National Employment Standards), bao gồm các ngày nghỉ phép thường niên, các ngày lễ công cộng, và số giờ làm việc tối đa mỗi tuần.

Tuy nhiên một số chủ nhân vô lương tâm hiện bóc lột những sinh viên yếu thế.

Bạn có đang bị chủ nhân bóc lột?

Nina Khairina, Chủ tịch của Hội đồng Sinh viên Quốc tế Úc, gọi tắt là , một tổ chức đứng đầu trên toàn quốc dành cho sinh viên ngoại quốc, giải thích một số hành vi phi pháp ở nơi làm việc.

“Một số thí dụ điển hình như làm việc mà không có hợp đồng, hay không cấp phiếu trả tiền lương.

“Sinh viên không được cung cấp các phương tiện bảo vệ an toàn trong khi làm việc hay có những sinh viên được yêu cầu phải làm thêm những công việc ngoài trách nhiệm của họ, và thông thường hơn cả là không được trả mức lương tối thiểu.”

Giáo Sư Jennifer Burn, Giám đốc tổ chức Chống nạn Nô lệ ở Úc , cho hay mức sinh hoạt phí cao thường là nguyên nhân khiến các sinh viên bị bóc lột trong khi làm việc.

“Đôi khi một số sinh viên lâm vào tình cảnh rất đổi thiệt thòi về mặt tài chánh đến độ họ phải trông cậy vào bất cứ công việc nào tìm được, và đồng ý làm việc với đồng lương hay điều kiện dưới mức tiêu chuẩn, vì họ cần tiền một cách tuyệt vọng.”

Tổ chức này cũng cung cấp dịch vụ cố vấn pháp lý cho những sinh viên bị bóc lột.

“Một số người còn bị ngăn cấm không cho trò chuyện tự do với người khác trong khi làm việc. Họ không được trả lương thích đáng. Họ được trả lương khác biệt rất nhiều so với những người khác cùng làm một công việc.

“Chúng tôi cũng đã trông thấy trường hợp những sinh viên ngoại quốc tin rằng họ đang có một khoản nợ rất lớn phải trả. Đôi khi còn có chuyện lường gạt.

“Và đôi khi giấy tờ cá nhân như sổ thông hành bị một chủ nhân vô lương tâm tịch thu. Trong tất cả các trường hợp này, có thể là do nạn cưỡng bách làm việc ở Úc.”

Giáo sư Burn nói rằng một trong những chủ nhân vi phạm trầm trọng nhất là công ty 7-Eleven, giây chuyền các cửa tiệm bán tạp phẩm lớn nhất trên toàn quốc.

Một cuộc điều tra hỗn hợp của công ty truyền thông Fairfax và chương trình truyền hình Four Corner của ABC vào năm 2015 cho thấy, có đến hai phần ba các cửa tiệm 7-Eleven có lối hành xử phi pháp trong vấn đề nhân dụng, với nhiều nhân viên bị trả lương dưới mức tối thiểu.

“Cho đến nay tôi chưa hay biết gì về bất cứ một trường hợp nào trong đó mức độ bóc lột trầm trọng đến độ được xem là cưỡng bách làm việc.

“Điều đó không có nghĩa là tệ nạn này hiện không xảy ra, và tôi khuyến khích bất cứ ai hiện lo sợ là họ có thể đang làm việc trong một môi trường bị cưỡng bức như thế, hãy lên tiếng.

“Bóc lột công nhân một cách trầm trọng ở Úc có thể được xem là cưỡng bách làm việc và nếu bị kết tội có thể lãnh án phạt từ 7 đến 9 năm tù hay nhiều hơn nữa trong một số trường hợp, nhưng đây là những hình thức trầm trọng nhất của nạn bóc lột công nhân.”

Làm gì khi tin rằng mình đang bị bóc lột ở nơi làm việc?

Australian coins
Source: AAP
Có người cho rằng vụ án 7-Eleven có thể chỉ là phần nổi trên tảng băng của nạn bóc lột lương bổng.

, một tiếng nói của giới nghiệp đoàn đại diện cho hơn 120 ngàn công nhân, mới đây đã tiến hành một cuộc thăm dò với hơn 200 sinh viên quốc tế.

Kết quả tìm thấy có đến 60% được trả lương dưới mức tối thiểu do chính phủ liên bang quy định, và một phần ba trong đó chỉ được trả mỗi giờ 10 đô la hay ít hơn.

là cơ quan kiểm soát của chính phủ nhằm bảo đảm giới chủ nhân tuân thủ đạo luật làm việc công bằng tức Fair Work Act.

Ông Carey Trundle thuộc cơ quan Fair Work, cho hay các sinh viên ngoại quốc có được sự bảo vệ giống như đối với tất cả các công nhân ở Úc, theo đạo luật Fair Work và hội đủ điều kiện được trả lương tối thiểu 17 đô la 29 xu một giờ.

“Thế nên khi có ai đến gặp chúng tôi để yêu cầu trợ giúp, thì chúng tôi sẽ xét định xem cách nào tốt nhất để giúp đỡ cho công nhân đó và cũng có thể là bằng những giải pháp thay thế nhằm giải quyết vụ tranh chấp, như là trung gian hòa giải.

“Cũng có thể bằng phương cách giáo dục. Hay cũng có thể là bằng cách trợ giúp một người nào đó trong việc đòi hỏi những khoản tiền nhỏ, hoặc là sự việc có thể liên hệ đến một toán công nhân ngoại quốc.

“Trong trường hợp này, một cuộc điều tra đầy đủ sẽ được tiến hành và kết quả là có thể pháp luật sẽ đưọc thi hành khi cuộc điều tra kết thúc.”

Ông Carey Trundle cũng cho hay họ làm việc để bảo đảm là các sinh viên không bị trừng phạt vì đã trình báo sự việc.

“Chúng tôi khuyến khích những ai biết tin tức hay bằng chứng về nạn bốc lột hãy liên lạc với chúng tôi.

“Và nếu như nhận thấy là người công nhân có thể đã vi phạm các điều khoản quy định trong chiếu khán, thì chúng tôi sẽ kín đáo chuyển vấn đề lên Bộ Di Trú.

“Và chúng tôi chắc chắn sẽ làm việc với Bộ để tìm cách và bảo đảm là người công nhân hiện đang tích cực trợ giúp chúng tôi trong cuộc điều tra, sẽ không bị trừng phạt liên quan đến chiếu khán của họ.”

Sinh viên ngoại quốc vì sao thường ‘ngậm đắng nuốt cay’?

Thế nhưng theo Nina Khamina, thì nhiều sinh viên vẫn giữ im lặng về điều kiện làm việc của họ.

“Trước hết các sinh viên không biết chắc phải đi đâu.

“Nhiều chuyên viên tham vấn mà chúng tôi hỏi ý kiến, đã bày tỏ nỗi lo ngại là các sinh viên ngoại quốc không muốn báo cho họ biết, vì nghĩ rằng trường đại học sẽ báo cho Bộ Di Trú và Bộ sẽ hủy bỏ chiếu khán nếu những sinh viên này để lộ thân phận của họ.”

Cô Nina Kharina cho rằng cả công nhân lẫn các chủ nhân đều cần được giáo dục thêm về các lối hành xử nơi làm việc.

“Điểm thiếu sót ở đây là chính phủ Úc cần phải làm nhiều hơn trong việc đối phó với những chủ nhân thường bóc lột sinh viên.

“Và thay vì đặt trọng tâm nhiều hơn vào những tài nguyên dành cho sinh viên, vốn là điều thiết yếu, thì các chủ nhân cần được giáo dục hay cần phải được nói cho hiểu nhiều hơn, cũng như cần phải áp dụng những luật lệ gắt gao hơn để giải quyết vấn đề.”

Giáo sư Jennifer Burn tin rằng nhiều sinh viên quốc tế, trong khi đi làm thường gặp rắc rối vì họ không hiểu rõ hệ thống pháp lý của Úc, các quyền hạn của họ, và các điều kiện trong chiếu khán nhập cảnh.

“Rõ ràng là có nhiều sinh viên không biết làm cách nào để tìm thấy tin tức liên quan đến quyền hạn làm việc của họ, và ngay cả về mức lương bổng, họ cũng không biết điều kiện đòi hỏi khi làm việc là phải được cấp phiếu trả lương.

“Có nhiều truờng hợp vi phạm luật lệ nơi làm việc, nhưng liên hệ nhiều hơn và có ý muốn đặt nhiều câu hỏi hơn liên quan đến những quyền hạn đó, là điều rất quan trọng.”

Một nơi tốt nhất để bắt đầu là trang mạng của Fair Work Ombudsman, chuyên cung cấp tin tức về điều kiện lương bổng, các quyền hạn làm việc bằng .

Ông Carey Trundle nói rằng các sinh viên ngoại quốc cần phải giữ hồ sơ về tình trạng nhân dụng của họ.

“Giữ hồ sơ về số giờ làm việc, biết rõ bạn đang làm việc cho ai, yêu cầu cấp phiếu trả lương để có thể xem xét.

“Nhất định là phải giữ hồ sơ về số giờ mà bạn làm việc, vì điều đó sẽ trợ giúp cho bạn biết rõ liệu mình có được trả lương đầy đủ cho tất cả số giờ đã làm hay không.”

Trong khi đó Nina Kharina thuộc tổ chức CISA, thì tin rằng vụ án 7-Eleven có thể có tầm ảnh hưởng đến ngành kỹ nghệ xuất cảng giáo dục của Úc.

“Nước Úc không thể chờ đợi cho đến khi xảy ra một trường hợp nổi bật được phơi bày ra ánh sáng, vì điều đó có nguy cơ khiến cho các sinh viên ngoại quốc chọn lựa một quốc gia khác để du học.

“Ngày càng có thêm nhiều quốc gia mong muốn tăng thêm số sinh viên quốc tế được thu nhận, và những gì xảy đến cho các sinh viên thực sự là điều chiếm ưu tiên hàng đầu của nước Úc hiện thời, nếu như đất nước này không muốn đánh mất số lượng sinh viên ngoại quốc đến đây học tập.”

Mạnh dạn tìm biết và lên tiếng

Fair Work Ombudsman
Source: Fair Work Ombudsman
Nếu quý vị quan ngại về điều kiện mà việc của mình, hãy liên lạc với qua trang mạng:

Quý vị cũng có thể gọi cho dịch vụ phiên dịch và thông ngôn ở số 131 450.

Vào thăm trang mạng trên đây, quý vị sẽ hiểu rõ thêm chi tiết về những quyền hạn mà luật pháp đã quy định, dành cho mọi công nhân trong khi làm việc.

Share