Đảo quốc Solomon ký thỏa thuận cáp biển trị giá $137 triệu với Úc

Chief of the Haubata tribe in the Solomon Islands, Vincent Kurilau

Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nhưng dự án này đã khiến cho nước láng giềng Vanuatu giận dữ và muốn Australia trả tiền cáp cho họ, và dự án có thể sẽ bị trì hoãn vì những vấn đề liên quan đến chủ quyền đất đai với người sở hữu vùng đất nơi đặt cáp biển.


Honiara, thủ phủ của đảo quốc Solomon, là nơi sẽ đặt đường dây cáp viễn thông ngầm trị giá khoảng 137 triệu đô la tài trợ từ nước ngoài.

Nhưng điều này gây bất ngờ cho người sở hữu truyền thông khu đất và đồng thời là trưởng bộ lạc Haubata, ông Vincent Kurilau.
"Vì ở thời điểm hiện tại, tôi chỉ biết chuyện này vào trưa hôm nay khi mà các vị đến đây phỏng vấn tôi. Và thông tin mà các vị cung cấp làm tôi thật sự ngạc nhiên."
Vincent Karilau là người được ủy thác còn sống cuối cùng của vùng đất này và vùng biển Honiara.

Ông ta muốn được bồi thường cho những ai muốn sử dụng đất của ông.

"Bờ biển này thuộc về bộ lạc của tôi, điều đó có nghĩa là sẽ có giao dịch tiền tệ liên quan trước khi tôi đồng ý với dự án đó."

Một Cựu kiểm soát viên nói rằng bộ tộc sẽ kiện ra tòa nếu chính phủ không đáp ứng được các điều khoản của họ.

Nhưng thủ tướng của đảo quốc Solomon, ông Rick Houenipwela dường như không nhận thức về vấn đề này.
"Tôi không quen với các vấn đề về đất đai trên mặt đất."
Công ty viễn thông thuộc sở hữu của nhà nước Solomon tên là "Our Telekom" sẽ là khách hàng chính của dự án cáp ngầm này.

Ceo của công ty Telekom, ông Loyley Ngira cho rằng ông tin vấn đề quyền sở hữu đất đai có thể được khắc phục.
"Những vấn đề về chủ đất, đối với tôi đây sẽ là những trở ngại chính và đây sẽ trở thành nhưng vấn đề đang tồn tại ở đất nước này vì vậy chúng tôi chỉ cần phải đối phó với điều đó."
Mặc dù chính phủ không thực hiện một nghiên cứu tác động kinh tế, dự kiến rộng rãi rằng dự án này sẽ cung cấp dịch vụ tốc độ cao và internet giá rẻ từ Úc, từ đó sẽ tạo ra một cuộc cách mạng hóa nền kinh tế Solomons.

Adam Bartlett là giám đốc quản ý của Bulk Shops, một cửa hàng bán lẻ thực phẩm lớn ở Solomons.

Ông Bartlett nói thỏa thuận này rất được chào đón.

"Chắc chắn một điều là chúng ta cần một dịch vụ Internet nhanh hơn. Chúng ta cần kết nối với thế giới bên ngoài. Đó là một trong những chủ đề mà mọi người nói đến và chúng ta không thể chờ đợi thêm nữa. Nếu không có các vấn đề về chính trị, chúng ta vui mừng khi người dân Úc đã giúp đỡ và ủng hộ đằng sau sự việc này."

Đảo quốc Solomon là một trong những nước cuối cùng trên thế giới không được kết nối cáp viễn thông.

Hợp đồng ban đầu được ký với Úc để ngăn chặn công ty Huawei của Trung Quốc, cũng có ý định làm điều này tương tự tại đảo quốc Solomon.

Một công ty Úc và nhà tài trợ Vocus của đảng tự do sẽ quản lý dự án. Họ cũng sẽ giúp kết nối cáp viễn thông tại Papua New Guinea.

Nhưng thỏa thuận này đã kiến Vanuatu nổi giận, vì công ty cáp quan Interchange đã có giấy phép xây dựng hệ thống này tại Solomons, kết nối thông qua Port Vila tại Vanuatu và Fiji đến Sydney.

Ceo Simon Fletcher đã từ chối mọi cuộc phỏng vấn nhưng ông đã sử dụng các phương tiện truyền thông xãi hội để nói rằng sự can thiệp của Úc tại quần đảo Solomon đã làm ảnh hưởng đế dự án được tài trợ bởi các nguồn tư nhân.

"Chính phủ Úc đã thỏa thuận rất hay ho để hất cẳng công ty Trung Quốc Huawei ra khỏi đảo quốc Solomon và kết quả đã làm suy yếu các dự án kinh doanh do khối tư nhân tài trợ tại Vanuatu. Rất khó để cạnh tranh với cáp miễn phí."

Thủ tướng Vanuatu sẽ gặp ông Malcolm Turnbull vào thứ Hai, 25 tháng 6 để thảo luận thêm về vấn đề này.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 

 

 


Share