Tại sao chất lượng không khí trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của thời đại?

A composite image of people carrying umbrellas and people at the beach.

There are now signs El Niño may form during the upcoming winter. Source: SBS, AAP

Nha Khí tượng dự báo có 70% nguy cơ kiểu thời tiết El Nino sẽ xuất hiện trong năm nay. Người Úc hẳn vẫn còn nhớ lần cuối cùng Úc trải qua El Nino. Hiện tượng El Nino mang lại thời tiết nóng hơn, khô hơn và kéo theo những trận cháy rừng tàn khốc bao trùm nhiều vùng của Úc trong làn khói dày đặc trong nhiều ngày.


Hiện tại, Bắc Mỹ cũng đang trải qua tình trạng tương tự do những đám cháy rừng lớn đang bùng phát ở Canada.



Khói có thể nguy hiểm do làm giảm chất lượng không khí


"Hãy tưởng tượng cơn cảm lạnh tồi tệ nhất mà bạn từng mắc phải, mũi của bạn khụt khịt và cảm thấy khó thở, sau đó bạn có cảm giác như bị bịt mũi đến mức hụt hơi. Tiếp đến hãy tưởng tượng việc hút qua ống hút." 

Đó là Julia Ovens, nói chuyện với SBS vào năm 2019, mô tả ảnh hưởng của khói từ đám cháy rừng cách nhà cô 50 km ở Victoria với sức khỏe của cô.

Đó là năm cuối cùng Úc trải qua kiểu thời tiết El Nino, kéo theo đó là những vụ cháy rừng lớn. Chất lượng không khí suy giảm đáng kể ở phía đông nam của đất nước. 

Chất lượng không khí ở khu vực Sydney lúc đó bị đánh giá là 'nguy hiểm' với 70 vụ cháy rừng trên khắp New South Wales, những cư dân dễ bị tổn thương được cảnh báo tránh xa lớp sương mù dày màu cam bao phủ thành phố.

Hiện tại ở Hoa Kỳ và Canada, tình trạng khói bụi tương tự đang ảnh hưởng đến các khu vực rộng lớn của đất nước. Ở một số quốc gia, chất lượng không khí kém trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày.

Jeremy Sarnat là giáo sư về sức khỏe môi trường tại khoa Y tế Công cộng của Đại học Emory ở Atlanta, Georgia.

“Mặc dù điều này rất nghiêm trọng và là một sự kiện đặc biệt đối với hàng triệu người sống ở Đông Bắc Hoa Kỳ, nhưng loại phơi nhiễm này và mức độ phơi nhiễm cao hơn nhiều là cuộc sống của hàng triệu người, nếu không muốn nói là với hàng tỷ người ở các vùng khác của thế giới."
Đây là giai đoạn ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Hoa Kỳ, nhưng nó khá điển hình cho những gì hàng triệu triệu người trải qua ở những nơi khác trên thế giới.
Giáo sư Jeremy Sarnat
Theo công ty chất lượng không khí IQAir, năm ngoái, 9 trong số 10 thành phố có lượng hạt mịn trung bình hàng năm cao nhất là ở châu Á, trong đó có 6 thành phố ở Ấn Độ.

Vật chất dạng hạt mịn, đôi khi được ký hiệu là PM 2.5, dùng để chỉ các hạt hoặc giọt nhỏ trong không khí có kích thước từ 2.5 micron trở xuống.

Nó nhỏ hơn nhiều so với một sợi tóc người và các hạt này có thể đi sâu vào phổi gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng và phổi, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng tim. 

Cô Cecep Supriyadi sống ở Jakarta chia sẻ rằng mỗi ngày ở đây là cuộc đấu tranh để có thể thở được trong bầu không khí ô nhiễm. 

“Gia đình tôi thường cảm thấy ngứa ngáy và ho khi có nhiều bụi bay vào căn hộ. Chúng tôi phải cách ly ở nhà. Bởi vì khi chúng tôi ra ngoài, chúng tôi cảm thấy như bị viêm họng, đau mắt và ngứa da." 

Không chỉ khói từ đám cháy rừng làm giảm chất lượng không khí của chúng ta.

Bà Anumita Roychowdhury, Giám đốc Điều hành Nghiên cứu & Vận động chính sách tại Trung tâm Khoa học và Môi trường ở Delhi, nói rằng khí thải nhà kính tiếp tục là một mối đe dọa.

“Khi chúng ta xem xét mức độ ô nhiễm ở New York hiện nay, chúng ta sẽ thấy sự kết nối của thế giới. Mọi thành phố cố gắng hết sức để làm sạch không khí. Nhưng bầu khí quyển toàn cầu là bầu không khí chung, trừ khi chúng ta có thể hành động đối với từng nguồn gây ô nhiễm và giảm thiểu điều đó, nếu không thì tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng.
Ngay cả khi chúng ta có thể làm mọi việc trong ranh giới của chính mình. Nhưng lượng khí thải không được kiểm soát ở những nơi khác vẫn sẽ tác động đến chúng ta.
Giám đốc Vận động chính sách tại Trung tâm Khoa học Delhi Anumita Roychowdhury,
Nghiên cứu của Úc cho thấy có những lý do chắc chắn tại sao chúng ta cần giữ chất lượng không khí ở mức cao nhất có thể. 

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tasmania đã xác định được mối liên hệ rõ ràng giữa chất lượng không khí kém và các cơn hen suyễn. 

Nicolas Borchers-Arriagada là nhà nghiên cứu chính của báo cáo và ông đã nói chuyện với SBS vào năm 2019. 

"Với sự gia tăng ô nhiễm không khí, nó tạo ra sự kích thích đường hô hấp và là chất xúc tác gây ra cơn hen suyễn."

Ông nói rằng nghiên cứu của Tasmania cũng cho thấy những người dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ, bất kỳ ai trên 65 tuổi và những người mắc các bệnh về đường hô hấp từ trước.

"Bằng chứng thực sự rất rõ ràng về việc giảm tuổi thọ. Tỷ lệ tử vong sớm, có tác động đến các kết quả hô hấp khác nhau và thậm chí ảnh hưởng đến kết quả tim mạch." 

Sau ba mùa hè La Niña ẩm ướt, Úc chứa nhiều nhiên liệu tiềm ẩn cho các vụ cháy rừng.

Nếu El Niño được xác nhận, mang đến thời tiết nóng hơn, khô hơn, chúng ta có thể cần chuẩn bị cho một mùa hè đầy khói. 
 

Share