Thêm nhiều người vô gia cư được hỗ trợ chỗ ở trong đại dịch

Homeless melbourne

Homeless shelters are helping rough sleepers off the streets during the coronavirus outbreak Source: AFP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trên khắp nước Úc, những chỗ ở tạm thời đã giúp những người vô gia cư an toàn và sống sót trong suốt đại dịch COVID-19. Trong khi các hoạt động hỗ trợ tạm thời đã tạo ra các tác động tích cực đối với cuộc sống của những người dân gặp khó khăn, các nhà vận động mong muốn rằng những phương cách giúp đỡ như vậy sẽ được tiếp tục duy trì sau khi đại dịch qua đi.


Đó là giờ ăn trưa tại Wayside Chapel ở trung tâm Sydney, nơi mà những người đang gặp khó khăn được chào đón bằng một bữa ăn miễn phí và những nụ cười.

Trung tâm này vẫn được mở cửa trong suốt đợi dịch bệnh COVID-19, nhưng với số giờ mở cửa giới hạn.

Hầu hết các nhân viên xã hội tại đây đang xuống đường để giúp đỡ những người sống trong cảnh vô gia cư cũng như những người Úc đang gặp khó khăn khác.

Mục sư Jon Owen là giám đốc điều hành của Wayside Chapel.
Trong những tháng qua, nó không phải là vấn đề quan tâm tới họ nữa mà là việc giúp họ sống sót qua đại dịch này. Coronavirus, nếu như nó chạm đến được những nhóm người vô gia ca, thì nó sẽ tàn phá kinh khủng.
Những nhà cung cấp các chỗ nghỉ trong khủng hoảng thời gian qua đã giúp cung cấp thêm nhiều chỗ ngủ cho những người gặp khó khăn. 

Rabbi Mendel Kastel từ tổ chức Jewish House nói rằng, ông dự đoán sẽ có thêm nhiều người cần giúp đỡ trong thời gian tới.

“Điều mà chúng tôi nhìn thấy đó là, nhiều người đang thực sự lo lắng, nhiều người đang bắt đầu mất việc làm, nhiều người đang phải dùng đến những khoản tiết kiệm cuối cùng của mình. Và tôi nghĩ chúng ta sẽ còn thấy thêm nhiều trường hợp gặp khó khăn trong thời gian tới. Vì vậy mà chúng ta cần phải làm việc một cách cẩn thận để đảm bảo rằng chúng ta không làm họ sợ hãi và đồng thời đảm bảo rằng họ được an toàn.”

Đại dịch đã thúc đẩy hàng loạt những biện pháp hỗ trợ nhanh chóng từ chính phủ, nhằm bảo vệ những người Úc trong lúc khó khăn. Tiểu bang NSW đã gia hạn các chỗ nghỉ tạm thời cho người vô gia cư, một số được đưa đến trú tại các phòng nghỉ trống của khách sạn. 

Gareth Ward là Bộ trưởng Cộng đồng NSW. Ông nói, tiểu bang đã hỗ trợ chỗ ở cho hơn một nghìn người vô gia cư kể từ đầu tháng Tư. Chính phủ tại đây cam kết dang rộng cánh tay để giúp đỡ người gặp khó khăn nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, ông hy vọng sự hỗ trợ được kéo dài một cách bền vững.
Chúng tôi có khả năng kéo dài những sự hỗ trợ đó nhưng chúng tôi không muốn thấy người vô gia cư ở trong những địa điểm tạm thời, chúng tôi muốn xây dựng những cuộc sống an toàn và vững chãi cho họ.
Mục sư Jon Owen nói rằng, ông đã chứng kiến những thay đổi tích cực mà những giấc ngủ ngon mang lại cho những người vô gia cư. Có người rưng rưng nước mắt và nói rằng: “Tôi không nghĩ là tôi có thể trở lại các lề đường, sau hai tuần được nằm trên giường, tôi cảm thấy tôi đang trở thành chính mình, một lần nữa.”

Tuy nhiên, những hỗ trợ  mà chính phủ đưa ra trong đợi dịch bệnh chỉ có trong ngắn hạn. Giáo sư Paul Flatau từ trường đại học Tây Úc lo ngại về điều gì sẽ xảy ra khi mà chính phủ ngừng các hỗ trợ sau đại dịch.

“Chúng ta cần phải rất cẩn thận, bởi vì khi mà hỗ trợ thu nhập đó đáo hạn, và sẽ có những người không nhận được hỗ trợ JobSeeker, cũng sẽ không nhận được hỗ trợ từ JobKeeper. Bởi vì thời gian suy giảm kinh tế sẽ có thể kéo dài hơn so với thời gian trợ cấp thu nhập. Và chúng tôi rất lo lắng về điều sẽ xẩy ra vào cuối năm nay.”

Bất chấp những hình dung về một tương lai không chắc chắn, Mục sư Jon Owen nói rằng ông đã nhìn thấy những thay đổi tích cực đối với những người đối mặt với khó khăn. Ông hy vọng rằng sau khi đại dịch qua đi, chúng ta tiếp tục hướng đến một xã hội tốt đẹp và công bằng hơn.

“Nó thực sự là một thời gian đầy phấn khởi để làm việc trong lĩnh vực này, khi mà chúng tôi có thể lập tức nói với một ai đó rằng, nếu như bạn không muốn ngủ trên lề đường thì chúng tôi sẽ đưa bạn vào ở trong khách sạn 30 đêm. Chúng tôi chứng kiến, những điều mà tưởng chừng không thể, đã bất ngờ trở thành có thể.”

--

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share