Tổng thống Trump tuyên bố rút quân khỏi Syria vì IS đã bị ̣đánh bại

President Donald Trump speaks during a discussion on School Safety report in the White House, Dec. 18, 2018, in Washington.

President Donald Trump speaks during a discussion on School Safety report in the White House, Dec. 18, 2018, in Washington. Source: AP Photo/Evan Vucci

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tuyên bố của ông Trump khiến cả chính phủ của ông cũng phải kinh ngạc.


Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bắt đầu rút quân đội Hoa Kỳ khỏi Syria, tuyên bố lực lượng này đã thành công trong nhiệm vụ đánh bại I-S và không còn cần thiết ở Syria nữa.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói quyết định rút quân này rơi đúng vào thời điểm kết thúc chiến dịch của khoảng 2.000 lính Mỹ nhằm chiếm lại phần lãnh thổ nằm từng nằm trong tay IS.

"Bây giờ chúng ta đã chiến thắng, đã đến lúc trở về. Họ đã sẵn sàng. Quý vị sẽ sớm gặp lại họ. Đây là những anh hùng vĩ đại của Mỹ. Đây là những anh hùng vĩ đại của thế giới vì họ đã chiến đấu vì chúng ta, họ đã giết bọn ISIS, những kẻ gây tổn thương cho thế giới và chúng ta tự hào đã làm được điều đó. Không ai hạnh phúc hay tự hào bằng gia đình họ, khi thân nhân họ đã làm những điều tốt đẹp cho rất nhiều người. "

Ông Trump không nêu chi tiết về thời điểm rút quân và cũng không xác nhận rõ ràng rằng ông có ra lệnh rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Syria hay không.
"Bây giờ chúng ta đã chiến thắng, đã đến lúc trở về. Họ đã sẵn sàng." Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Nhưng điều có vẻ rõ ràng là Tổng thống Trump không bàn thảo quyết định này với các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của ông, các chỉ huy quân đội, và cả các chính trị gia vì tất cả những người này đều kinh ngạc khi ông đưa ra tuyên bố rút quân.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Nam Carolina, ông Lindsey Graham, thường là đồng minh mạnh mẽ của Tổng thống Trump, nhưng nay nói rằng quyết định này sẽ có "hậu quả tàn khốc".

"Nếu quyết định này là rút toàn bộ lực lượng của chúng ta ra khỏi Syria vào lúc này, thì chúng ta sẽ kém an toàn hơn rất nhiều. Đây là một hành động theo kiểu Obama: ISIS sẽ không còn sống sót đến ngày nay nếu không phaải do Obama quyết định rút quân khỏi Iraq. Tôi phải nói rằng, nếu Trump rút quân khỏi Syria mà IS quay lại, mà tôi nghĩ là chúng sẽ trở lại, thì chính ông ta là một trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó. "

Quyết định này có thể khiến Hoa Kỳ phải chọn lọc một số biện pháp để ngăn chặn khả năng hồi sinh của IS, ngoài ra quyết định đó cũng có thể làm suy yếu các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc nội chiến đã kéo dài đến năm thứ tám tại Syria.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio cũng lên án quyết định này.

"Quyết định rút lại sự hiện diện của người Mỹ tại Syria, theo tôi, là một sai lầm rất lớn. Một sai lầm nghiêm trọng sẽ dẫn đến những hậu quả đáng ngại trong những năm tháng tới."
"Quyết định rút lại sự hiện diện của người Mỹ tại Syria, theo tôi, là một sai lầm rất lớn. Một sai lầm nghiêm trọng sẽ dẫn đến những hậu quả đáng ngại trong những năm tháng tới." Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio
Trong khi các lãnh thổ bị IS kiểm soát ngày càng thu hẹp thì một nhà nghiên cứu thuộc Viện Lowy, Rodger Shanahan nói rằng lời tuyên bố của Tổng thống Trump cho rằng IS đã bị đánh bại là không hoàn toàn chính xác.

"Brett McGurk, đại diện phe chống IS thuộc chính phủ Mỹ đã nói rằng những gì Hoa kỳ họ muốn đạt được là việc đánh bại IS một cách lâu dài và như vậy là Mỹ chưa đạt được mục tiêu này. Vì vậy, việc dùng từ đã 'đánh bại IS' trong khi vẫn có người liên lạc với lực lượng này, tôi phải nói rằng, tuyên bố như vậy là hơi sớm."

Ông Shanahan nói rằng IS cũng có thể vạch trần sự hiện diện của một liên minh dân quân người Kurd và Ả Rập được Hoa Kỳ hậu thuẫn, còn được gọi là Lực lượng Dân chủ Syria, hay SDF.

SDF là một trong những cách hiệu quả nhất có thể loại bỏ được I-S, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không còn tin tưởng các chiến binh người Kurd trong liên minh này vì những mối liên hệ của họ với Đảng Công nhân người Kurd, lực lượng đã tiến hành một cuộc nổi dậy tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1984.

Với việc U-S rút quân khỏi Syria, nhiều người lo ngại Tổng thống Syria Bashar al-Assad - nhân vật được Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ - sẽ nắm quyền kiểm soát, và ông Rodger Shanahan cho rằng đó là mối lo ngại đối với lực lượng người Kurd.

"Họ đã đàm phán trong vài tháng qua với Damascus và họ biết rằng Hoa Kỳ sẽ không ở đó mãi. Vì vậy, họ đã có những cuộc thảo luận dài hạn với Damascus, nhưng tôi nghĩ đó là khoảng thời gian mà việc rút quân này xảy ra, nghĩa là vị thế mà người Kurd đã có được qua những thương lượng trước đây, này đang giảm bớt từng giờ."
Tuy nhiên dù Mỹ có rút hết quân đội ra khỏi Syria, vẫn còn một lực lượng khá lớn hiện diện trong khu vực bao gồm khoảng 5.200 binh sĩ ở vùng biên giới Syria-Iraq.

Úc cũng có 800 nhân viên quốc phòng tại hai căn cứ hành quân ở Trung Đông, bao gồm cả Iraq.

Thủ tướng Scott Morrison, người vừa viếng thăm lực lượng này nói rằng họ vẫn ở lại Iraq trong tương lai gần.

"Chúng tôi ủng hộ một Iraq tự do độc lập và có chủ quyền. Và một phần của việc đạt được điều đó là có thể chuyển đến một thời điểm mà những sự trợ giúp này, trong tương lai sẽ không còn cần thiết nữa. Điều đó sẽ chứng minh sự thành công của họ và tôi nghĩ rằng, cũng như mọi người khác, họ rất muốn có được điều đó.

Greg Barton, Chủ tịch Khoa Chính trị Hồi giáo toàn cầu thuộc trường Đại học Deakin tại Melbourne cho rằng quyết định rút quân Mỹ ra khỏi Syria cũng có thể gây khó khăn cho Úc.

"Nếu ISIS có được chỗ đứng, và nếu người Iran, người Nga và người Thổ Nhĩ Kỳ giành được lãnh thổ phía đông bắc Syria, điều đó sẽ tác động đến chúng ta và nó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định mà chúng ta phải theo dõi về việc chúng ta có nên gửi thêm nhân viên quốc phòng để giúp huấn luyện quân đội ở Iraq hoặc Syria hay không, hoặc liệu chúng ta có phải đối phó với viễn cảnh tình hình an ninh trong khu vực đã thay đổi. Vì vậy, câu trả lời ngắn gọn là, chúng ta phải rất, rất lưu ý đến quyết định rút quân của Mỹ."

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share