Úc chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp coronavirus trở thành đại dịch

Minister for Health Greg Hunt and Chief Medical Officer Professor Brendan Murphy on Wednesday.

Minister for Health Greg Hunt and Chief Medical Officer Professor Brendan Murphy on Wednesday. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ Úc đã khởi động kế hoạch khẩn cấp, thiết lập các trung tâm cách ly ưu tiên chăm sóc cho người cao niên. Tình hình lây lan Coronavirus ngày càng xấu đi với Áo, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Brazil và Algeria bắt đầu ghi nhận những ca bệnh đầu tiên.


Nhà chức trách tại nhiều nước đã hủy lễ lạc, đóng cửa trường học và các địa điểm công cộng khi conronavirus tiếp tục lan ra toàn cầu.

Chính phủ Úc khuyến cáo dân chúng hãy hết sức cẩn thận khi đến miền bắt của nước Ý, và thật cần thiết thì mới đến Iran.

Chính phủ liên bang cũng đã khởi động kế hoạch khẩn cấp phòng khi có đại dịch.

Hiện tại Úc đã có 23 ca nhiễm: 8 ở Queensland, 4 ở NSW, 7 ở Victoria, 3 ở Nam Úc, và 1 ở Tây Úc.

Bộ trưởng Y tế, Greg Hunt, giải thích chính phủ sẽ đưa ra một số biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.

"Ý đồ là nếu chúng ta có thể cách ly các cá nhân, gia đình, hay những khu vực bị nhiễm, thì chúng ta có thể giới hạn được ảnh hưởng của nó."

Ông Hunt nói nước Úc không phải là miễn dịch nên cần chuẩn bị để đối phó trong trường hợp có đại dịch.

"Chúng ta đã kiểm soát được virus tại Úc nhưng vẫn cần có kế hoạch khẩn cấp bởi vì chúng ta cần chuẩn bị tốt như tại các nước khá trên thế giới."

Theo kế hoạch khẩn cấp, chính phủ chuẩn bị cho 3 tình huống có thể xảy ra: 

  • Tình huống nhẹ giống như đại dịch cúm heo năm 2009, khi các bệnh viện phải làm việc nhiều hơn.
  • Tình huống vừa là cần tăng cường nhân viên và lập thêm phòng khám.
  • Tình huống xấu nhất là như hồi đại dịch cúm Tây Ban Nha xảy ra năm 1918, khi toàn bộ hệ thống y tế sẽ chịu nhiều áp lực.
Trưởng ban y tế của chính phủ, Giáo sư Brendan Murphy, cho biết chính phủ đã thiết lập các trung tâm cách ly tại các tiểu bang và lãnh thổ, đồng thời bảo vệ người cao niên là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên ông khuyên công chúng đừng lo sợ.

"Không cần phải thay đổi gì trong đời sống của bạn, không cần đeo khẩu trang hay làm gì khác thường, nhưng chúng ta chỉ đang chuẩn bị. Chúng ta phải chuẩn bị vì diễn biến trên thế giới, và chúng tôi làm việc sát với các tiểu bang lãnh thổ có các bệnh viện chăm sóc đa khoa và cao niên là một phần quan trọng trong kế hoạch khẩn cấp."

Nhưng không vì vậy mà dân chúng ngừng đổ xô đi mua khẩu trang và nước sát trùng.  

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Raina MacIntyre nhắc nhở mọi người đừng quên chích ngừa cúm hàng năm.  

"Chúng ta biết ở TQ vừa có conronavirus vừa có cúm cho nên càng thêm trần trọng. Vì vậy một khi có vacxin cúm thì những ai được khuyên là cần thì hãy đi chích ngừa ngay."

Trong khi đó danh sách của đoàn vận động viên Úc tham dự Thế vận hội Tokyo đã được thông báo ở Canberra nhưng có đi hay không vẫn phải chờ xem. Trưởng đoàn Úc là Ian Chesterman cho biết không có gì thay đổi.

"Tôi chưa được Ủy ban IOC thông báo, ngày khai mạc vẫn là 24 tháng 7. Nhưng mọi người cũng hiểu là tình hình có thể thay đổi."

Thành viên cao cấp trong Ủy ban Thế vận hội Quốc tế, Dick Pound tin rằng ủy ban sẽ phải đưa ra quyết định có tiến hành Thế vận hội Tokyo như đã dự trù từ 24/7 đến 9/8 hay không.

Ông Pound nghĩ ủy ban IOC phải đưa ra quyết định trong tháng 5 là chậm nhất.

Tại Nhật người ta đã phải tạm dừng giải bóng đá J-League để tránh coronavirus lây lan thêm.

Ủy ban thế vận của Úc AOC tin rằng IOC sẽ xem sự an toàn của các vận động viên là quan trọng nhất. 

"Đương nhiên chúng tôi xem chuyện này rất nghiêm túc và sẽ tiếp tục làm việc với những ai biết chuyện và cân nhắc các diễn biến, và thông báo cho các vận động viên khi cần," trưởng đoàn của Úc, Ian Chesterman nói.

Share