Úc đứng vị trí nào trong cuộc chiến tìm ra vắc-xin cho COVID-19?

The search for a coronavirus vaccine is an international effort

The search for a coronavirus vaccine is an international effort Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cuộc chạy đua y tế toàn cầu đang được tiến hành để tìm ra vắc-xin cho coronavirus. Đây là một cuộc đua không hề đơn giản và dễ dàng.


Theo Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, có 20 loại vắc-xin đang được nghiên cứu.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Úc cho biết có tới 60 loại vắc-xin rất có triển vọng, đang trong quá trình nghiên cứu.

Không loại nào trong số này đã sẵn sàng để sử dụng trên người.

Các quan chức của W-H-O xác nhận nhiệm vụ tìm kiếm vắc-xin cho COVID-19 là một nỗ lực quốc tế, cần các nhà khoa học và chuyên gia chia sẻ thông tin.

Tổng giám đốc  của Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đang thúc đẩy quá trình này.

"Mỗi ngày, hậu quả mà COVID 19 gây ra lại đạt đến một cột mốc mới và bi thảm hơn. Mỗi mạng sống mất đi là một bi kịch, nhưng đó cũng là động lực mạnh mẽ để chúng ta cố gắng làm mọi thứ có thể".

Trung Quốc, Mỹ và 18 quốc gia Châu Âu đang được thiết lập một nhóm nghiên cứu.

Họ hiện đang theo dõi sát sao sự phát triển của vắc-xin, và một đội nghiên cứu ở Úc đang ở tuyến đầu của phong trào này.

Giáo sư Paul Young là Trưởng Khoa Hóa học và Sinh học Phân tử của Đại học Queensland.

Ông nói rằng họ đã thử nghiệm hàng trăm công thức điều chế vắc xin, và đã chọn ra được một loại tốt nhất. Đây có thể trở thành loại vắc xin đầu tiên trên thế giới được sử dụng.

“Chúng tôi đã có một nền tảng tốt. Đối với chúng tôi, điều quan trọng là sự đóng góp trong quá trình này. Chúng tôi đang thử nghiệm vắc xin trên động vật trước khi tiến hành sử dụng lên người. Dự tính việc này sẽ hoàn thành vào cuối tháng 6 năm 2021, chứ không phải năm 2020”.

Vậy, sẽ mất bao lâu?

Dựa trên kinh nghiệm điều chế vắc-xin và các nghiên cứu trước đây, phải mất nhiều năm để phát triển một loại vắc-xin cho một căn bệnh có ảnh hưởng lên thế giới.

Trong cuộc chiến chống lại coronavirus, các nhà nghiên cứu đang nhanh chóng đẩy nhanh quá trình. Nhưng đến nay, vẫn chưa có ai thành công trong việc tạo ra vắc-xin COVID-19.

Giáo sư Young nói rằng nhóm của ông đang làm việc cả ngày lẫn đêm, và họ đang có những tiến bộ rõ rệt.

“Thông thường để chế tạo được một loại vắc-xin sẽ mất nhiều năm. Hầu hết các loại vắc-xin đều mất 10 đến 15 năm, hoặc thậm chí nhiều hơn để phát triển. Mốc thời gian 12-18 tháng để có thể đưa ra vắc-xin COVID-19 là ước tính ngắn nhất nếu chúng ta đi đúng hướng và tăng tốc. Đây là điều chúng ta có khả năng làm được, nếu chúng ta vượt qua được giai đoạn này trước khi kích hoạt các mốc phát triển tiếp theo”.

Giám đốc điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới Mike Ryan nói rằng các nhà nghiên cứu đang ưu tiên việc nhanh chóng tìm ra vắc xin.

“Tôi nghĩ chúng ta phải nhìn vào thực tế. Vắc-xin mất nhiều thời gian để phát triển, thử nghiệm, bảo đảm an toàn, chứng minh rằng chúng có hiệu quả. Và sau đó chúng ta phải sản xuất đủ vắc-xin cho mọi người. Và quá trình này cần ít nhất 1 năm để thực hiện. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta bất lực, chúng ta có thể làm rất nhiều để ngăn chặn căn bệnh này ngay bây giờ, và chúng ta vẫn có thể cứu rất nhiều mạng sống”.

Tại Singapore, có một loại vắc-xin cho COVID-19 tiềm năng đang chờ ngày thử nghiệm.
Vắc-xin mất nhiều thời gian để phát triển, thử nghiệm, bảo đảm an toàn, chứng minh rằng chúng có hiệu quả. Và sau đó chúng ta phải sản xuất đủ vắc-xin cho mọi người.
Phó giám đốc các bệnh truyền nhiễm  Ooi Eng Eong nói rằng nhóm của ông đang thực hiện tiến trình với tốc độ không thể tin được này.

"Thay vì chờ sáu tháng để biết liệu vắc-xin có hoạt động hay không, trong ba đến năm ngày, chúng tôi sẽ biết liệu nó có hoạt động hay không, liệu nó có kích hoạt đúng gen và loại nào sẽ bị thất bại. Bằng cách sử dụng một phương pháp phân tử để đo lường các kết quả này, thay vì chờ đợi và xem liệu điều này có xảy ra lâm sàng hay không, chúng tôi đang rút ngắn quá trình từ sáu tháng xuống còn vài ngày”.

Giáo sư Marylouise McLaws, một cố vấn người Úc của Tổ chức Y tế Thế giới về sự sẵn sàng và phản ứng của COVID-19, cho biết có rất nhiều việc phải làm bây giờ.

“Cách khắc phục nhanh nhất sẽ là vắc-xin và điều này thì không thể xảy ra nhanh chóng. Vì vậy chúng tôi sẽ phải làm những gì mà các ổ dịch khác đã làm, vượt qua khó khăn của các chiến lược phòng chống dịch bệnh. Đó là hạn chế giao tiếp xã hôi trong khi chúng ta đang chờ đợi vắc-xin”.

Vậy chúng ta sẽ làm như thế nào?

Một loại vắc-xin sẽ chống lại một phần hoặc toàn bộ virus trong hệ thống miễn dịch của con người.

Nó thường ở dạng tiêm với liều lượng thấp, khiến cơ thể tạo ra kháng thể đối với virus.

Kháng thể sẽ chiến đấu với virus lần đầu tiên, sau đó kháng thể này có thể nhanh chóng được huy động trở lại nếu người đó tiếp xúc lần thứ hai.

Giáo sư Young cho biết các nhà nghiên cứu đang cố gắng khám phá một loại vắc-xin hoàn toàn mới hoặc chế tạo dựa trên một trong những loại vắc xin có sẵn để có thể giúp đỡ mọi người.

“Nhiều người đang đi theo con đường khám phá, cố gắng xác định các hợp chất mới có thể ức chế virus, nhưng con đường đó cũng khó khăn. Bởi vì chúng ta không thể đưa một loại thuốc mới vào thẳng cơ thể con người. Nó cần được thông qua các xét nghiệm thích hợp.

Tái sử dụng những gì đang có là điều chúng ta có hy vọng lớn nhất. Có những loại thuốc đã được thử nghiệm lâm sàng và chúng ta biết rằng chúng an toàn khi sử dụng trên người. Chúng tôi cần nghiên cứu xem nó có thế giúp chống lại COVID hay không”.

Giáo sư Ryan từ W-H-O nói rằng giai đoạn thử nghiệm cũng quan trọng khi những nỗ lực được thực hiện để phát triển vắc-xin.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Queensland đang chuẩn bị thử nghiệm hai loại thuốc hiện có để điều trị bệnh

Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ (CSIRO) đang thử nghiệm các loại vắc-xin và các liệu pháp tiềm năng, để nghiên cứu một quy trình giúp tăng tốc độ thử nghiệm.

Họ hy vọng sẽ sớm có quy trình và sẵn sàng cho các nhà sản xuất vắc-xin sử dụng vào tháng tới.

Các nhà nghiên cứu cũng đang phát triển các loại thuốc gọi là 'liệu pháp cứu trợ' để điều trị cho những bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh, giảm bớt đau khổ và tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại virus, cho đến khi có vắc-xin.

--

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share