LHQ: "Cả hai phe tại Yemen có thể phạm tội ác chiến tranh"

The wreckage of the bus carrying children in Yemen

The wreckage of the bus carrying children in Yemen Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Liên hiệp quốc lên tiếng về cả hai phía trong cuộc chiến tại Yemen và các hành động mà tổ chức quốc tế nầy cho rằng có thể dẫn đến tội ác chiến tranh.


Thế nhưng lần đầu tiên phúc trình của Liên hiệp quốc đã loại trừ Liên Minh do Á rập Saudi hướng dẫn vốn đã gây ra nhiều thương vong.

Phúc trình ghi nhận các tài liệu về sự tàn phá và cho thấy các cuộc không tập của Liên Minh gây tổn thất nhân mạng nhiều nhất trong cuộc chiến.

Các cuộc không kích sát hại nhiều thường dân, những vụ hãm hiếp, tra tấn và việc tuyển mộ các bé trai cầm súng, là những thảm kịch diễn ra trong cuộc chiến tại Yemen.

Và cho đến nay, chẳng có bên tham chiến nào chính thức nhận trách nhiệm về những tội ác nói trên.

Nay trong bản phúc trình đầu tiên về tội ác chiến tranh tại Yeme, Liên hiệp quốc cáo buộc cả hai phía, trong khi loại trừ chính phủ được Liên Minh do Á rập Saudi hậu thuẫn, đã gây ra những cái chết trực tiếp lớn nhất cho thường dân.

Phúc trình cho biết, các cuộc oanh kích của Liên Minh đã trúng vào các khu vực dân cư, bao gồm chợ búa, đám tang, lễ cưới và bệnh viện là những chuyện phần lớn đã xảy ra.

Ông Charles Garraway thuộc Liên hiệp quốc, là một trong những người có liên quan trong cuộc điều tra nói rằng, có những khó khăn một cách có hệ thống trong tiến trình nhắm vào các mục tiêu.

“Nếu có nhiều lỗi lầm do hệ thống trong tiến trình nhắm vào mục tiêu, việc gây những thương vong cho thường dân ngoài dự tính, thì tiến trình đó cần được xem xét và nơi nào có những lầm lỗi, chúng cần được đề cập đến và sửa chữa. Chúng tôi chẳng thấy dấu hiệu nào trong nỗ lực làm chuyện đó”.

Á rập Saudi hiện hướng dẫn một Liên Minh do Tây phương hậu thuẫn, gồm các nước Ả rập theo Hồi giáo Sunni, trong việc tìm cách vãn hồi chính phủ Yemen được quốc tế công nhận, của Tổng thống Abd Rabbu Mansour Hadi.

Còn phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn, đã loại trừ ông nầy hồi năm 2015.

Phúc trình cũng nói rằng, các dân quân Houthi đã bắn hỏa tiễn vào Á rập Saudi và pháo kích thành phố Taiz của Yemen.

Bản phúc trình cáo buộc họ đã tra tấn và tuyển mộ các binh sĩ trẻ con, hai việc nầy đều là tội ác chiến tranh.

Một số người chỉ trích cho rằng, Anh và Mỹ âm mưu cung cấp vũ khí và tin tức tình báo cho Liên Minh do Á rập Saudi hướng dẫn, thế nhưng Liên hiệp quốc không cho biết việc dính líu như thế nào.

Hồi đầu tháng nầy, có tin Mỹ cung cấp bom đạn đã thả vào một xe hơi chở học sinh, khiến hàng chục trẻ em chết.
“Như tôi nói trước đây, bản phúc trình trong trường hợp nầy, chẳng có gì hơn là một sự bày tỏ sự giận dữ của cộng đồng quốc tế. Thế nhưng sự phẫn nộ không thôi, không dẫn đến một nghị quyết về phần Liên hiệp quốc, thay vào đó, Liên hiệp quốc nên ra một quyết định chế tài và gởi tài liệu nầy đến cộng đồng quốc tế”, Fahmy Al Yousfi.
Để đáp trả bản phúc trình của Liên hiệp quốc, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis nhấn mạnh rằng Hoa kỳ luôn luôn xem xét việc cung cấp vũ khí cho Liên Minh được Á rập Saudi hậu thuẫn.

“Chúng tôi cũng có một vị TrungTướng tại Riyadh, hầu như ngay tức khắc theo dõi thảm kịch xảy ra hồi đầu tháng 8, để chuyển đến các quan ngại cuả chúng tôi và yêu cầu mờ cuộc điều tra nhanh chóng và đầy đủ".

"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm mọi chuyện, để giới hạn những thảm kịch như thế nầy, thế nhưng các thức hữu hiệu nhất là có cuộc thương thuyết do Liên hiệp quốc điều giải”, Jim Mattis.

Có khoảng 10 ngàn người chết trong cuộc chiến, vốn kéo dài trong 3 năm rưỡi qua.

Và có khoảng 8, 4 triệu người sống bên bờ vực của nạn đói kém, tạo ra cuộc khủng hoảng về trợ giúp nhân đạo lớn nhất trên thế giới.

Trong khi Liên hiệp quốc hy vọng bản phúc trình sẽ mở ra một con đường về tình trạng qui trách nhiệm, những người khác cho rằng như vậy vẫn không đủ.

Phân tích gia chính trị có trụ sở tại Yemen là ông Fahmy El Yousfi cho biết, ông thấy nhiều kết quả cụ thể trong đó có các biện pháp chế tài.

“Như tôi nói trước đây, bản phúc trình trong trường hợp nầy, chẳng có gì hơn là một sự bày tỏ sự giận dữ của cộng đồng quốc tế".

"Thế nhưng sự phẫn nộ không thôi, không dẫn đến một nghị quyết về phần Liên hiệp quốc, thay vào đó, Liên hiệp quốc nên ra một quyết định chế tài và gởi tài liệu nầy đến cộng đồng quốc tế”, Fahmy Al Yousfi.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share