Ủy ban Sự thật và Công lý Đầu Tiên cho Người Thổ Dân Úc ở Victoria

First Peoples' Assembly co-chair and Taungurung man Marcus Stewart

First Peoples' Assembly co-chair and Taungurung man Marcus Stewart Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ Victoria đã công bố cuộc điều tra mới nhất của quốc gia về các bất công mà Những người Úc Đầu Tiên phải đối mặt. Cuộc điều tra có quyền hạn thuộc Ủy ban Hoàng gia và sẽ xem xét những bất công đã từng và đang diễn ra.


Chính phủ Victoria vừa thông báo rằng họ sẽ thành lập Ủy ban Sự thật và Công lý cho Người Thổ Dân Úc.

Ủy ban Tư pháp Yoo-rrook là bước đi của chính phủ Victoria trong việc hòa giải với Người Thổ dân ờ Victoria 

Quyền Thủ hiến bang Victoria James Merlino cho biết Ủy ban sẽ xem xét những bất công đối với người Thổ dân Victoria trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, văn hóa và kinh tế.

"Đây sẽ là một ủy ban độc lập, nằm ngoải sự kiểm soát của chính phủ và theo lời kêu gọi của Hội đồng Những người Úc đầu tiên và uỷ ban sẽ có quyền hạn của một Ủy ban Thuộc Hoàng gia."

Một bản phúc trình tạm thời phải được gửi trong vòng 12 tháng, với cuộc điều tra dự kiến ​​kéo dài trong ba năm.

Ủy ban Tư pháp Yoo-rrook cũng sẽ giúp hướng dẫn các cuộc đàm phán hiệp ước của Victoria với các cộng đồng thổ dân của tiểu bang.

Ông Merlino nói rằng chính phủ hy vọng việc này sẽ giúp người dân Victoria đạt được hòa giải.

"Điều này đã kéo dài quá lâu. Mang đến cho những người Thổ dân và không phải Thổ dân cơ hội để kể toàn bộ câu chuyện của họ. Để việc này trở thành con đường dẫn đến sự thật và con đường để chữa lành. Bạn không thể có sự hòa giải thực sự cho tất cả người dân Victoria cho đến khi chúng ta trải qua tiến trình này."

Các điều khoản tham chiếu của Ủy ban được phát triển với sự hợp tác của Hội đồng Những Người Úc Đầu Tiên của tiểu bang. 

Ủy ban được đặt tên theo từ Wemba Wembacó nghĩa là 'sự thật'.

Một người Taungurung  tên Marcus Stewart, được bầu làm đồng chủ tịch của Hội đồng, cho biết tổ chức của ông hoan nghênh bước đi lịch sử này.

"Điều này đã được gầy dựng suốt 230 năm qua. Đây là quá trình thuộc địa hóa và những tác động của việc thực dân hóa để xem xét những vụ thảm sát đã xảy ra, thế hệ bị đánh cắp, những đứa con của chúng tôi không bao giờ về nhà hoặc những đứa trẻ vẫn đang tìm đường về nhà."

"Chúng tôi đang có cơ hội đó ngay bây giờ để người dân của chúng tôi đứng lên và nói lên sự thật của họ cho những người dân Victoria lắng nghe và sát cánh cùng chúng tôi."

Việc bày tỏ sự quan tâm cũng đang được tiến hành đối với năm ủy viên đứng đầu cuộc điều tra, với các phiên điều trần công khai dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào tháng Bảy năm nay 2021. 

Bộ trưởng Các vấn đề Thổ dân Victoria, Gabrielle Williams nói rằng ủy ban sẽ giúp giải quyết các vấn đề mà các cộng đồng người thổ dân đang phải đối mặt.

"Chúng tôi biết rằng những người thổ dân đang đại diện quá mức trong tình trạng nghỉ học, tỷ lệ bị giam giữ, tuổi thọ kém. Chúng tôi biết rằng tất cả những điều đó cần được xem xét một cách tổng thể."

Hơn 30 quốc gia trên toàn cầu đã thiết lập các quy trình nói sự thật tương tự như Nam Phi, Canada và New Zealand.

Người ta hy vọng các tiểu bang khác của Úc và chính phủ Liên bang sẽ đi theo sự dẫn dắt của Victoria.

Hơn 85% người Úc tin rằng điều quan trọng là phải tìm hiểu về những bất công trong lịch sử và đang diễn ra mà người thổ dân Úc phải đối mặt. 

Giáo sư Steve Larkin, Chủ tịch Tổ chức Healing Foundation cho biết nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra rằng nói thật có hiệu quả trong việc thay đổi thái độ chủng tộc và tìm ra các giải pháp chung cho tương lai.

Nhưng nghị sĩ Đảng Xanh của Victoria,là người Gunnai Gunditjmara và Djab Wurrung, bà Lidia Thorpe cho biết uỷ ban cần bảo đảm  có những hành động phù hợp để bảo vệ các vùng đất và cộng đồng người Thổ dân

"Hòa giải, tôi nghĩ không phải là điều mà người thổ dân cần phải làm, đó là điều mà phần còn lại của quốc gia cần phải làm vì chúng tôi đã không làm điều gì sai trái. Vâng, đây là một bước thiện chí, nhưng chúng tôi cần được hỗ trợ bằng hành động và chính sách đối với bất kỳ sự tàn phá nào trong tương lai đối với người dân của chúng ta giữa lúc các cuộc đối thoại về hiệp ước này đang diễn ra."

Share