Vaccine của Đại học Oxford có thể tạo kháng thể nhưng chưa biết có ngăn được coronavirus không

In research published in The Lancet, scientists said they found their experimental COVID-19 vaccine produced a dual immune response in people aged 18 to 55.

Source: Oxford University

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Kết quả sơ khởi cho thấy loại vaccine ngừa coronavirusdo Đại học Oxford bên Anh nghiên cứu phát triển có thể hiệu quả và an toàn.


Đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet, các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford cho biết loại vaccine do công ty dược phẩm AstraZeneca và đại học phát triển đã không gây ra phản ứng phụ nào nghiêm trọng, và giúp cơ thể sản xuất kháng thể.

Trưởng ban kiểm tra của cuộc thử nghiệm, Giáo sư Andrew Pollard nói kết quả thật hứa hẹn.

"Vaccine là cách giúp thoát khỏi đại dịch và đây là kết quả quan trọng vì nó cho thấy chúng ta có thể tại kháng thể mạnh và hy vọng có liên quan đến khả năng ngăng được sự lây nhiễm."

Nhưng trưởng toán nghiên cứu của Đại học Oxford, Giáo sư Sarah Gilbert nói điều chưa biết là liệu vaccine có tạo ra đủ kháng thể để ngăn được virút hay không.  

"Chúng ta không thể biết nếu kháng thể có thể bảo vệ chúng ta hay không, mà cách duy nhất để biết là phải thử nghiệm qui mô hơn, rồi chờ xem có ai bị nhiễm virúr hay không, thì mới biết được vaccine có ngăn được chúng hay không."

Giai đoạn thử nghiệm kế tiếp đang được tiến hành ở Brazil và Nam Phi, tiếp theo là ở Mỹ, nơi bị nặng nhất trong đại dịch này.

Đối tượng thử nghiệm vaccine là người khoẻ mạnh trong độ tuổi từ 18-55 tuổi. Nhưng liệu vaccine có an toàn cho người cao niên, hoặc đã có bệnh nền không? Giáo sư Gilbert đó là điều kế tiếp các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu.

"Chúng tôi còn phải tìm hiểu xem vaccine hoạt động ra sao ở người cao niên, là người có nguy cơ cao hơn là những người khoẻ mạnh tham gia giai đoạn đầu của cuộc thưở nghiên cứu. Chúng tôi sẽ tìm hiểu và sớm công bố kết quả."

Trong đợt thử nghiệm đầu kéo dài trong 2 tháng, 500 người được tiêm vaccine thật và cơ thể sản xuất kháng thể sau chừng 14 ngày, và 500 người chỉ nhận vaccine giả.

Chính phủ Anh đã giúp tài trợ cho dự án tìm vaccine Covid. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lạc quan nhưng lưu ý đến việc làm sao vaccine đến tay mọi người, không phân biệt giàu nghèo.

Dr Michael Ryan là giám đốc điều hành của chương trình y tế khẩn cấp của WHO nói theo cách phân phối như hiện nay thì vaccine sẽ không đến tay được mọi người trên hành tinh này.

"Chúng ta sẽ phải ưu tiên hóa việc phân phối vaccine một khi có. Chúng ta sẽ phải có chính sách và các ưu tiên để làm, sao sử dụng tốt nhất vaccine này."


Công ty dược phẩm AstraZeneca đã ký hợp đồng với các chính phủ trên thế giới nếu như vaccine bắt đầu được phép sản xuất. Trước đây công ty này đã từng nói là họ sẽ không kiếm lời với vaccine trong thời gian còn đại dịch.

Vaccine được coi là cách tốt nhất nhằm đưa cuộc sống của chúng ta trở lại bình thường.

Đã có hơn 20 loại vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng. Một số loại có thể tạo kháng thể, nhưng chưa có loại nào được chứng minh là chống được nhiễm trùng.

Chính phủ Anh đã đặt 100 triệu liều vaccine của Đại học Oxford được chế tạo từ một loại vi-rút biến đổi gen, 30 triệu liều vaccine của BioNtech/Pfizer trích một phần mã di truyền của coronavirus, và 60 triệu liều Valneva, sử dụng phiên bản không hoạt động của virus.

Share