Tóm tắt Luật An Ninh Mạng và những nguy cơ

Hình ảnh chia sẻ về Luật An Ninh Mạng của cộng đồng mạng Việt

Hình ảnh chia sẻ về Luật An Ninh Mạng của cộng đồng mạng Việt Source: Images of courtesy

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ngay sau khi Quốc Hội Việt Nam bấm nút thông qua Luật An Ninh Mạng thì chiều ngày 12/6 sàn chứng khoán Việt Nam bị mất 3.6 tỷ đô la. Chuyện gì sẽ xảy ra từ đây đến ngày 1/1/2019 khi bộ luật này có hiệu lực?


Mặc dù bị phản đối và can ngăn từ trong đến ngoài nhưng bộ luật vẫn được thông qua theo ý muốn không phải của người dân.

Luật An Ninh Mạng 2108 Việt Nam có tất thảy 34 trang gồm 7 chương và 47 điều luật. Và đây là những điều luật cần chú ý.

Điều 4
2: Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

Điều 8. Cấm
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Soạn thảo, đăng tải, tán phát thông tin Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phân biệt chủng tộc.
b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

Điều 15. Cấm
1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:
a) Thông tin có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Thông tin gây chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bao gồm:
a) Thông tin có nội dung xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đó.
7. Cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng xử lý gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. 

Điều 26.
1. Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hoặc sở hữu hệ thống thông tin tại Việt Nam phải:
a) cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản;
b) Xóa bỏ thông tin, ngăn chặn việc chia sẻ thông tin chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông; lưu vết liên quan để cung cấp cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng;
c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung xấu khi có yêu cầu của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
đ) Thực hiện yêu cầu của cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Ý kiến và dự đoán những guy cơ mà Luật ANM có thể đem lại cho dân Việt Nam

Một nhóm gần 80 luật sư trong nước hôm 11/6 đã ký tên vào một bản kiến nghị, yêu cầu các đồng nghiệp của mình trong Quốc hội không "bấm nút" thông qua luật này vì lý do đạo luật có thể “dễ bị lợi dụng để xâm phạm các quyền con người”, “cản trở tiến bộ xã hội” và “kìm hãm phát triển kinh tế”, "gây hại cho nhà nước pháp quyền" và "phá vỡ nhiều cam kết quốc tế của Việt Nam".

Đại sứ quán Mỹ ngày bộ luật này thông qua đều có văn bản bày tỏ sự lo ngại và thất vọng.

Đây là bộ luật bóp nghẹt tiếng nói phản biện trung thực và trao quyền cho bạo quyền. 

Không có cơ chế giám sát chặt chẽ, "lực lương chuyên trách về an ninh mạng" mà kiến thức, trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp là điều mà công chúng không giám sát được được trao quyền hành gần như tuyệt đối. 

Tuy nhiên đó chỉ là mới khởi đầu.

Điều đáng lo nại hơn là với vời điều 26 khoản 2 điểm d: Chính phủ quy định cụ thể các loại thông tin phải lưu trữ tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Khi các công ty Facebook, Google ra khỏi thị trường Việt nam do không chấp nhận các điều kiện theo Luật này thì chổ trống để lại được dành cho các công ty mạng của Trung Quốc vào thống trị Việt nam như chia sẻ của Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ tại Na- Uy với RFA:
"Một mô hình hoạt động của các công ty Trung Quốc như Baidu, Tencent, Weibo sẽ được lắp vào để thay thế Facebook và Google tại Việt Nam. Họ vừa hợp tác với chính phủ Việt Nam, vừa hợp tác với chính phủ Trung Quốc. Chúng ta sẽ đối diện với một nguy cơ, một rủi ro rất cao, có thể là mất nước trong tương lai. Họ có thể tránh sự phản đối trực tiếp của người Việt Nam bằng cách mua những công ty của người Việt Nam. Họ dùng công nghệ Trung Quốc đưa ra những ứng dụng tương tự như của các công ty Âu Mỹ mà chúng ta đang dùng. Từ đó họ có thể nắm thông tin của người Việt Nam, kiểm soát thông tin của người Việt Nam, định hướng mạng xã hội của Việt Nam. Họ vừa hợp tác với chính phủ Việt Nam, vừa hợp tác với chính phủ Trung Quốc. Chúng ta sẽ đối diện với một nguy cơ, một rủi ro rất cao, có thể là mất nước trong tương lai.”

Tác giả của Luật An Ninh Mạng?

Tìm hiểu bộ luật an ninh mạng Trung Quốc, với tên tiếng Anh “” thì sẽ thấy luật ANM VN là phiên bản tiếng Việt của Luật an ninh mạng Trung Quốc. 

Tại VN thì Bộ Công an, là cơ quan chủ trì xây dựng dự luật này. 
Tháng 4/2017, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm công bố hai quyết định
Trưởng Ban soạn thảo là Bộ trưởng Tô Lâm. Phó Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương.

Thiếu tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, người đóng vai trò là Thường trực Ban Soạn thảo, Tổ trưởng Tổ Biên tập.

Trần Đại Quang, cựu Bộ trưởng Bộ Công an là người đích thân chủ trì vào ngày 28/8/2014. 

Chỉ hai tháng sau khi lên làm Chủ tịch nước, ông đã đến.

Người đứng đầu  Cơ quan thẩm tra Luật An ninh mạng Ông Võ Trọng Việt - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng - Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh - đại biểu quốc hội khóa 12, 13, phát biểu khi thông qua dự luật an ninh mạng vào ngày 12/6 tại Hội trường Quốc Hội với cách phát âm nổi tiếng về gu gờ và tê tê bóc, nói lên tất thảy về việc bộ luật này được thông qua. Vì sao vậy?

Luật ANM và Luật Đặc Khu được lên lịch để nó được thông qua gần như cùng thời điểm: Luật ANM ngày 12 và Luật Đặc khu ngày 15-6-2018 sau vì dân chúng phản ứng dữ dội nên LĐK được dời đến tháng 10 năm nay.

Quy trình đang được siết chặt. 

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share