Giảm lãi suất ảnh hưởng ra sao với hưu bổng của quí vị?

 A man is reflected in the window as he walks past the Australian Stock Exchange in Sydney

A man is reflected in the window as he walks past the Australian Stock Exchange in Sydney Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các hưu viên sống nhờ vào tiền lời từ trương mục tiết kiệm sẽ bị mất nhiều tiền nhất sau việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Úc châu hồi tuần qua với lãi suất định kỳ và tiết kiệm đều bị giảm bớt.


Tuy nhiên các chuyên gia hiện cảnh báo về việc những hưu viên tìm cách chuyển sang các lãnh vực đầu tư có nhiều rủi ro hơn để được hưởng lời nhiều hơn.

Thế nhưng các thay đổi cho luật lệ của Centrelink bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 có thể đưa ra các cơ hội để được bồì thường trong quỹ.

Đối với ông George Ray 87 tuổi, thì việc hạ giảm lãi suất trong ký thác định kỳ, có thể khiến ông mất đi 500 đô la mỗi năm, hay khoảng 40 đô mỗi tuần.

Ông nầy về hưu và sống tại Sydney cho biết, ông sẽ phản ứng lại bằng các tiết kiệm trong việc mua thực phẩm.

“Quí vị phải rảo bước các nơi để tìm ra cửa hàng có giá rẻ nhất, đôi khi không phải là có các sản phẩm tốt nhất, thế nhưng nó giúp quí vị có thể chịu đựng được”.

Ngay cả trước khi Ngân hàng Dự trữ Úc châu cắt giảm lãi suất chính thức 0,25 phần trăm, thì các nhà cho vay bắt đầu giảm bớt lãi suất định kỳ, một số với tỷ lệ còn lớn hơn mức lãi suất cho vay tiền mua nhà.

Hiệp hội Tổng Hợp Hưu bổng và Huu Viên gọi tắt là CPSA tính toán rằng, do việc hạ giảm thì người về hưu độc thân với số tiền tiết kiệm cả đời là 90 ngàn đô la ký thác định kỳ, sẽ mất đi khoảng 140 đô la mỗi năm.

Còn đối với một cặp vợ chồng có 130 ngàn đô trong ký thác định kỳ, thì họ mất đi 215 đô mỗi năm.

Giám đốc chuyên về chính sách của Hiệp hội nói trên là ông Paul Versteege nói rằng, tình trạng khó khăn xảy ra cho các hưu viên, khi đối diện từ một đến ba vụ cắt giảm lãi suất nữa trong năm tới.

“Những vụ cắt giảm lãi suất liên tiếp, đặc biệt là cắt giảm lãi suất tiết kiệm định kỳ, thực sự là một vụ đắm tàu ​​chậm chạp, đang lấy mất thu nhập hưu trí của những người Úc vốn rất dễ bị tổn thương”

Trong khi đó, ông Wayne Stradquist là quyền Chủ tịch của Hiệp hội các Hưu viên Độc lập nói rằng, các ngân hàng nên cân bằng trách nhiệm xã hội, với việc duy trì tỷ suất lợi nhuận.

“Là một doanh nghiệp, họ vẫn cần phải tạo ra lợi nhuận và không may điều đó có nghĩa là các lợi tức từ việc cho vay hiện giảm sụt, vì vậy các khoản ký thác cũng phải giảm bớt, nếu không chúng sẽ giảm tiền lời nói chung và đó không phải là chuyện dễ dàng".

"Thế nhưng chắc chắn là chúng ta đã chỉ trích các ngân hàng và cách thức họ điều hành một số nghiệp vụ, cũng như hạnh kiểm của họ qua Ủy ban Hoàng gia Kiểm soát ngành Ngân hàng”, Wayne Stradquist.

Vài giờ sau khi Ngân hàng Dự trữ Úc châu cắt giảm lãi suất, Thống đốc Ngân hàng là ông Philp Lowe công khai thúc giục các ngân hàng, hãy đối xử với khách hàng của họ tốt đẹp hơn, khi ghi nhận những vụ sụt giảm gần đây trong chi phí huy động vốn của các ngân hàng trong thị trường bán sỉ.

Ngày hôm sau, ngân hàng ANZ nâng lãi suất trương mục ký thác định kỳ.

Các cố vấn tài chính cho biết, những hưu viên bị ảnh hưởng có thể điều chỉnh cuộc sống của họ, hoặc đi tìm những nơi có lãi suất tốt hơn, hay tìm các vụ đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhưng không kém phần rủi ro như chứng khoán, quỹ tự quản lý hay ngay cả địa ốc nữa.

Ông George Ray cho biết ông hiện dọ hỏi các nơi, thế nhưng cảnh giác với tất cả chỉ trừ những đầu tư bảo thủ nhất.

“Hiệp hội Hưu bổng và Hưu Viên gọi tắt là CPSA, có một cuốn sách nhỏ liên quan đến vấn đề ký thác định kỳ và quí vị có thể hưởng lợi được bao nhiêu từ đó, cũng như các rủi ro với loại ký thác nầy, cùng các nguy hiểm trong việc mua các chứng khoán, vốn không phải là loại có phẩm chất tốt nhất”.
"Có một khoảng cách rất lớn và mọi người, nếu họ gắn bó với tiền gửi định kỳ, họ sẽ mất nhiều tiền trợ cấp hơn so với thực tế”, Paul Veesteege.
Trong khi đó, ông Wayne Strandquist thuộc Hiệp hội các Hưu Viên Độc lập nói rằng, thái độ đó là kiểu mẫu cho những người về hưu lớn tuổi hơn.

“Chúng tôi khuyến khích các thành viên, nếu họ là người thuộc dạng tự quản lý hay chỉ tự quản lý có một phần, hãy chia số đầu tư vào một số lãnh vực".

"Tuy nhiên chúng tôi tìm thấy khi mọi người về hưu cao tuổi hơn, họ có khuynh hướng chuyển về các trương mục tiết kiệm được chính phủ bảo đảm".

"Họ chuyển hướng sang các chiến thuật đầu tư một cách bảo thủ hơn”, Wayne Stradquist.

Tuy nhiên đối với những người chuẩn bị chấp nhận các rủi ro lớn hơn, ông Colin Lewis là người đứng đầu ban Cố vấn Chiến thuật tại tổ chức Fitzpatricks, thúc giục mọi người hãy cẩn thận, chẳng hạn như các chứng khoán được hậu thuẩn của tiền trả góp mua nhà.

“Chúng tôi đã thấy như Basis Capital, Australia Capital Reserve, nhiều năm trước đây đã thấy Estate Mortgage".

"Tất cả đều sụp đổ và mọi người được khuyến khích đầu tư vào các nơi có lãi suất cao nhất. Đặc biệt khi quí vị có thể hưởng được lãi suất 5 hay 5,2 phần trăm, trong khi chỉ được 2,5 phần trăm mỗi năm từ ngân hàng. Điều đó thật hấp dẫn, thế nhưng quí vị phải biết rõ hành động của mình”, Colin Lewis.

Ông và các nhóm vận động hoan nghênh một cách thận trọng, về việc Cetrelink có những thay đổi, bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 sắp tới.

Kế hoạch Cho Vay Hưu bổng hiện tại, vốn là một hình thức đảo ngược của tiền vay mua nhà, khi chấp nhận trị giá một ngôi nhà là một bảo đảm cho món nợ vay, nay được nới rộng để cho phép những người về hưu tự quản lý, chồng lên lợi tức về hưu của họ.

Cũng vào đầu tháng 7, các hưu viên có thể nhận được 300 đô la mỗi hai tuần từ 250 đô trước đây, mà không ảnh hưởng đến tiền hưu của họ.

Ông Paul Versteege thuộc Hiệp hội Tổng hợp Hưu bổng và Hưu Viên, hy vọng chính phủ sẽ nhanh chóng hạ thấp tỷ lệ xem xét, vốn được dùng để xét định mức lợi tức đầu tư của một người về hưu, tỷ lệ nầy không được thay đổi kể từ năm 2015.

“Thông thường lãi suất thường thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, do đó mọi người luôn đúng nếu họ đầu tư vào tiền gửi có kỳ hạn".

"Bây giờ lãi suất đã giảm, đó không còn là trường hợp có lời nữa. Tỷ lệ xem xét cao nhất là 3,75% trong khi lãi suất tiền gửi trung bình kỳ hạn là 2%".

"Có một khoảng cách rất lớn và mọi người, nếu họ gắn bó với tiền gửi định kỳ, họ sẽ mất nhiều tiền trợ cấp hơn so với thực tế”, Paul Veesteege.

Sau khi cắt giảm lãi suất chính thức, chính phủ chưa điều chỉnh ‘tỷ lệ xem xét’.

Tổng trưởng Dịch vụ Nhân dụng là bà Anne Ruston cho biết, bà tìm kiếm các khuyến cáo về các thay đổi có cần thiết hay không.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share