WHO cảnh báo các quốc gia không thể đóng cửa vô thời hạn

Passengers at Birmingham Airport, arriving into England from holidays in Spain

Passengers at Birmingham Airport, arriving into England from holidays in Spain have been told they must quarantine . Photo credit Jacob King/PA Wire Source: Press Association

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ chức Y tế Thế giới đang cảnh báo các quốc gia về chính sách biên giới trong đại dịch, lo ngại rằng việc đóng cửa vô thời hạn có thể gây thiệt hại nặng nề cho các nền kinh tế lớn. Hiện áp lực vẫn đang tăng đối với các quốc gia riêng lẻ để hạn chế lây nhiễm COVID-19.


Kể từ tháng 3, thế giới đã chứng kiến việc đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại giữa các nước. Nhưng ngay cả khi các quốc gia bao gồm Úc vật lộn với làn sóng nhiễm COVID-19 thứ hai, Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng chúng ta không thể đóng cửa vô thời hạn.

Giám đốc điều hành của Chương trình khẩn cấp về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới, Tiến sĩ Michael Ryan, phát biểu tại một cuộc họp báo:

“Thời điểm này thật khó khăn với mọi người, khi các quốc gia tiếp tục trải qua thời kỳ không chắc chắn. Rất khó để dỡ bỏ hạn chế đi lại. Có nơi đã mở cửa rồi lại phải đóng. Một số người nói rằng tốt hơn hết là cứ đóng cửa, nhưng việc đó cũng không đạt được tiến bộ nào. Vậy nên làm thế nào để đạt được tiến bộ đồng thời với việc mở cửa các nền kinh tế trong nước và quốc tế? Làm thế nào để mở cửa theo cách ít rủi ro nhất? Đó là câu hỏi hóc búa mà chúng ta đang đối mặt vào thời điểm này. "

Tiến sĩ Maria Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 tại Tổ chức Y tế Thế giới, cảm thông với các nước đang chịu áp lực phải hạn chế các trường hợp nhiễm đồng thời với vực dậy nền kinh tế.

Tuần trước, Anh quốc đã tái lập quy định cách ly đối với du khách trở về từ Tây Ban Nha - một động thái đã đẩy kế hoạch phục hồi du lịch Âu châu vào tình trạng hỗn loạn.

“Điều mà chúng ta phải cùng nhau xác định là tình trạng bình thường mới của chúng ta sẽ như thế nào. Tình trạng đó bao gồm khoảng cách vật lý giữa mọi người, đeo khẩu trang khi thích hợp, xác định nơi lây nhiễm virus hàng ngày. Và đó sẽ là một phần giải pháp để tiến lên phía trước, tìm sự cân bằng giữa việc khống chế lây nhiễm ở mức thấp và tiếp tục các hoạt động bình thường. "
Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch, với số trường hợp tử vong hơn 150.000 người và hơn bốn triệu người nhiễm coronavirus, nhiều nhất trên thế giới.
Tổng thống Donald Trump đã bị chỉ trích vì những phản ứng với coronavirus, và ông chỉ mới đeo khẩu trang lần thứ hai trước công chúng, sau khi xem nhẹ điều này trong những tháng đầu của đại dịch.

“Chúng ta cần tất cả người Mỹ có ý thức về hành động của mình và thực hiện sự cảnh giác cao độ. Tôi tin tưởng tất cả người Mỹ sẽ làm điều đúng đắn. Nhưng chúng tôi khuyên mọi người đặc biệt tập trung vào việc duy trì khoảng cách xã hội, giữ vệ sinh nghiêm ngặt, tránh tụ tập đông người và và đeo khẩu trang khi thích hợp. Chúng tôi cũng khuyến khích người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung để bảo vệ những người có nguy cơ cao nhất. "

Tòa Bạch Ốc đang đặt hy vọng vào một loại vắc-xin, khi Tổng thống đi thăm nhà máy Fujifilm ở Bắc Carolina, nơi đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Ông Trump nói với các phóng viên rằng vắc-xin có thể sẵn sàng cho công chúng vào tháng 12 tới.

“Vắc-xin thứ hai có khả năng bước vào giai đoạn ba trong vài ngày tới. Trong Chiến dịch Warp Speed, chúng tôi đã mất nhiều năm để phát triển vắc-xin. Và chúng tôi đã làm được điều đó trong khi duy trì tiêu chuẩn vàng của FDA về an toàn. "

Trong khi đó, Thủ tướng Anh đang tập trung nỗ lực vào việc giảm các yếu tố rủi ro COVID-19 trong dân số, bao gồm cả chứng béo phì, và phát động chiến dịch 'Sức khỏe tốt hơn' bao gồm các hạn chế quảng cáo thức ăn nhanh.

Ông Vladimir Johnson, 56 tuổi, đã trải qua nhiều tuần nằm viện, trong phòng chăm sóc đặc biệt có máy thở vì nhiễm virus nặng.

“Tôi không muốn đưa ra bất kỳ than phiền quá mức nào vì tôi chỉ mới bắt đầu tập trung vào việc giảm cân. Khi tôi bị bệnh và phải vào ICU, tôi trong tình trạng bị thừa cân. Vì vậy, có những lý do sức khỏe khác, nhưng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn có thể giảm cân."

 Ấn Độ đang có số ca nhiễm coronavirus được xác nhận cao thứ ba sau Hoa Kỳ và Brazil, với 1,3 triệu ca nhiễm và gần 33.000 trường hợp tử vong. Hôm 27/7, nước này đã báo cáo số ca nhiễm kỷ lục gần 50.000 trường hợp mới.

Khi Chính phủ Ấn Độ lo ngại về hệ thống y tế đang gặp khó khăn, Thủ tướng Narendra Modi đã bổ sung thêm ba phòng xét nghiệm, nhằm kiểm tra 10.000 mẫu mỗi ngày.

“Hồi tháng 1, chúng tôi chỉ có một trung tâm xét nghiệm corona và hiện nay đã có 1.300 phòng xét nghiệm đang hoạt động trên cả nước, kiểm tra hơn 500.000 mẫu mỗi ngày. Chúng tôi đang tiếp tục cố gắng tăng khả năng xét nghiệm lên một triệu mẫu mỗi ngày trong vài tuần tới. "

Venezuela được xem là một trong những quốc gia ít chuẩn bị nhất để đối phó với coronavirus, và số ca nhiễm được công bố chính thức ở mức thấp của nước này có liên quan đến hệ thống xét nghiệm.

Tổng thống Nicholas Maduro phản ứng với những chỉ trích về cách xử lý khủng hoảng của chính phủ bằng cách thúc đẩy các nhà lãnh đạo Công giáo cho chính phủ mượn các nhà thờ để cung cấp dịch vụ y tế.

“Hy vọng rằng một số linh mục đã chỉ trích sẽ cho mượn các nhà thờ, các cơ sở tôn giáo họ, để làm nơi điều trị cho người nhiễm coronavirus. Hy vọng họ sẽ cho mượn các cơ sở để tiếp đón những người đến từ nước ngoài, để mang đến một sự đoàn kết. Họ chỉ viết thư và ném những lời chỉ trích chứ không có hành động nào cả. "

Một số giáo dân Công giáo đã bày tỏ sự thất vọng với chỉ đạo của Tổng thống, họ so sánh Venezuela với các quốc gia khác đã sử dụng cơ sở hạ tầng của chính phủ để phục vụ hệ thống y tế.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share