Cẩn thận trò lừa đảo mạo danh Lực lượng Bảo vệ Biên giới Úc qua điện thoại

Một phát ngôn nhân của ACCC cho biết Scamwatch đã nhận được hơn 4,940 báo cáo về một hình thức lừa đảo mới trong năm nay, với tổng thiệt hại lên đến hơn $121,800.

People in Australia are receiving a recorded message claiming to be from the Australian Border Force.

People in Australia are receiving a recorded message claiming to be from the Australian Border Force. Source: Unsplash

Theo ACCC, những kẻ lừa đảo đã giả dạng Lực lượng Bảo vệ Biên giới Úc (ABF) gọi điện thoại cho nạn nhân, và nói rằng họ đã chặn và tịch thu một bưu kiện của nạn nhân vì chứa các mặt hàng bất hợp pháp.

Sau đó nạn nhân được yêu cầu nhấn phím “1” để trò chuyện với nhân viên ABF.

“Những kẻ lừa đảo sau đó sẽ yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, bằng lái, hộ chiếu, và một tấm ảnh chụp bản thân đang cầm bằng lái. Với những chi tiết này, những kẻ lừa đảo có thể giả mạo danh tính của nạn nhân,” ACCC giải thích, và nói rằng người nhận nên “cúp máy ngay lập tức”.

ACCC cảnh báo rằng những kẻ lừa đảo thường nói với nạn nhân rằng họ cần rút tiền từ tài khoản ngân hàng và gửi vào “tài khoản ngân hàng chính phủ” để họ có thể kiểm tra hoặc bảo vệ số tiền này.

Đây được xem là một biến thể mới của hai hình thức lừa đảo khác, mạo danh Sở Thuế và Cảnh sát Liên bang Úc, đe doạ bắt giữ nạn nhân nếu họ không chuyển tiền ngay lập tức.
Người phát ngôn nói rằng: “Các cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan chính phủ sẽ không bao giờ yêu cầu quý vị trả tiền phạt bằng tiền mặt, tiền điện tử hoặc thẻ quà tặng.”

“Họ sẽ không gọi điện và yêu cầu quý vị chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.

“Lực lượng Bảo vệ Biên giới Úc sẽ không gọi điện, gửi email hoặc liên lạc với quý vị qua mạng xã hội và đe doạ bắt giữ quý vị.
Và không có cơ quan chính phủ nào tại Úc (bao gồm cơ quan thực thi pháp luật) yêu cầu thanh toán tiền phạt qua điện thoại.
Nếu nghi ngờ, người dân được khuyên nên xác minh danh tính của người gọi bằng cách gọi điện trực tiếp cho tổ chức có liên quan.

“Đừng bao giờ cung cấp chi tiết ngân hàng, hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân cho những người gọi điện đột xuất cho quý vị. Quý vị có thể gác máy và kiểm tra xem họ có nói thật hay không, bằng cách tự liên lạc với cảnh sát hoặc cơ quan chính phủ.”

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 13 October 2021 6:26pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends