Có phải di dân đang lấy mất việc làm của người lao động Úc?

Quan niệm phổ biến là di dân có tay nghề thường lấy mất việc làm của dân địa phương và đe dọa thị trường lao động Úc, thế nhưng một nghiên cứu mới nhất lại chứng mình điều ngược lại.

People of different trades

Source: Getty Images/Darryl Estrine

Một bản phúc trình mới kết luận di dân có tay nghề không làm tổn hại đến thu nhập của người lao động Úc, mà còn đem lại lợi ích cho chính phủ và các doanh nghiệp địa phương.

Theo bản phúc trình “” của Ủy ban Phát triển Kinh tế Úc (CEDA), hiện có khoảng 2 triệu người giữ visa tạm trú tại Úc, bao gồm du học sinh, công dân New Zealand, lao động lành nghề, và lao động kết hợp kỳ nghỉ (working holiday).

Bản phúc trình cũng tiết lộ có 70% di dân tay nghề tạm trú hiện sống tại NSW và Victoria, nơi có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất nước Úc.

Những người lao động này không sử dụng các dịch vụ hoặc trợ cấp của chính phủ, nhưng lại đóng góp vào các khoản thu thuế. Nói cách khác, họ đem lại lợi ích cho Ngân sách Úc.

“Mặc cho nhiều tuyên bố và khẳng định, bằng chứng cho thấy sự thành công của các đợt di dân gần đây trong lực lượng lao động không hề gây tổn hại cho người lao động Úc,” nghiên cứu viết.
Người giữ visa lao động chiếm ít hơn 1% thị trường lao động Úc, và một nửa trong số đó tập trung vào 4 ngành: lập trình viên, chuyên viên phân tích kinh doanh IT, giảng viên đại học, và đầu bếp.

Giám đốc điều hành CEDA, bà Melinda Cilento nói rằng những công nhân này đã đóng góp tích cực cho lực lượng lao động, và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.

“Những quan ngại về tác động của di dân tay nghề tạm thời đã được nêu lên thường xuyên, dẫn đến những thay đổi trong chương trình này, mà gần đây nhất là việc hủy bỏ visa 457,” bà Cilento nhận định.
Các chính sách khó lường trong chương trình visa này đã khiến cho các doanh nghiệp không thể lên kế hoạch một cách chắc chắn.

“Chúng ta cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuyển dụng những tài năng và chuyên môn tốt nhất toàn cầu,” bà Cilento nói thêm.

Trong số năm khuyến nghị, CEDA kêu gọi chính phủ thành lập một ủy ban độc lập tương tự như Ủy ban Tư vấn Di trú của Anh quốc, để tiến hành phân tích và tư vấn về Danh sách tay nghề định cư.
Trái với quan niệm sai lầm phổ biến, di dân có tay nghề giữ một vị trí quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và lực lượng lao động.

Chẳng hạn, những công nhân này giúp giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trong nhiều ngành nghề quan trọng như kỹ thuật và an ninh mạng.

Việc tuyển dụng những di dân lành nghề ngoại quốc còn giúp cải thiện kỹ năng của người lao động Úc, theo bà Cilento.

“Các di dân này giúp nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động thông qua việc chuyển giao kiến thức và chuyên môn, cũng như giới thiệu các kỹ năng mới, mà trong một số trường hợp đã giúp cho Úc xây dựng lực lượng lao động mới quan trọng, chẳng hạn như ngành an ninh mạng,” bà nói.

Cũng theo bản phúc trình này, từ năm 2000-2014, có khoảng 55% người giữ visa lao động tạm thời, tương đương 520,000 người, đã chuyển sang visa thường trú.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 16 July 2019 2:50pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends