Sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc: vấn đề chính trong cuộc gặp gỡ Úc và Hoa Kỳ

Thủ tướng Malcolm Turnbull đã đặt chân đến Washington, bắt đầu chuyến công du 3 ngày. Đi cùng ông còn có phái đoàn bao gồm các thủ hiến tiểu bang và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Chuyến đi nhằm xây dựng mối quan hệ thương mại.

PM Turnbull took Selfie with US President Trump and Chinese President Xi in 2017 APEC

Source: AAP

Ông Turnbull dự kiến sẽ bàn về mối đe dọa của Bắc Hàn đối với khu vực châu Á, các biện pháp cắt giảm thuế cho doanh nghiệp, Hiệp định thương mại TPP.

Tuy nhiên có một vấn đề cả Tổng thống Trump và Thủ tướng Turnbull cần phải thảo luận, đó là sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu.

Sức mạnh của Trung Quốc có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu

Trung Quốc, cùng với Nga, đang muốn soán ngôi Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, mở rộng mô hình kinh tế nhà nước điều hành và ‘sắp xếp lại trật tự khu vực theo ý muốn’.

Trong bản Chiến lược Quốc phòng Quốc gia của Mỹ tháng 12 có viết “Trung Quốc là đối thủ chiến lược đang sử dụng sức mạnh kinh tế để nuốt những quốc gia láng giềng khác, đồng thời thực hiện quân sự hóa ở biển Đông.”

Dưới thời ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã mở rộng sức ảnh hưởng trong khu vực một cách quyết liệt và có phương pháp. Sáng kiến ‘Một vành đai, một con đường’ là một kế hoạch đầy tham vọng, nhằm tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc bằng cách xây dựng đường xá, hải cảng và các hạ tầng cơ sở khác trên toàn châu Á, Thái Bình Dương và cả Phi châu.

Ở Maldives, cựu tống thống Mohamed Nasheed tháng trước đã cáo buộc Trung Quốc chiếm 17 hòn đảo theo cách chiếm đất kiểu thuộc địa.

Sri Lanka, cũng như Maldives, đang có rất nhiều khoản nợ với Trung Quốc, hiện đã cho Trung Quốc thuê 1 cảng biển trong 99 năm, một thỏa thuận đã bị phe chỉ trích chính phủ cho là một kiểu xâm phạm chủ quyền.

Pakistan đã trao quyền điều hành cảng quan trọng chiến lược Gwadar cho một công ty Trung Quốc thuê trong 40 năm.

Và năm ngoái, Trung Quốc đã mở căn cứ quân sự đầu tiên ở ngoại quốc tại khu vực Sừng châu Phi

Lịch sử đã chứng minh Úc luôn phải dè chừng Trung Quốc

Những quan ngại này đã lộ rõ sau khi Úc bán cảng Darwin cho một công ty có mối quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2015.

Và vụ tấn công mạng vào Nha Khí tượng cuối năm 2015 được cho là do những kẻ hacker ở Trung Quốc thực hiện, nhiều người tìn rằng những tay hacker này muốn đang tìm cách đột nhập hệ thống quốc phòng Úc.

Và đó là lý do vì sao cũng giống như Hoa Kỳ, thái độ của Úc đối với Trung Quốc cũng tương tự: chủ yếu là phòng vệ.

Không chỉ là những sơ hở trong an ninh mạng, mà trong tất cả những vấn đề của một nền dân chủ: trong cách đàm phán kinh doanh và nền kinh tế tự do.

Hoặc những tranh cãi về ảnh hưởng của sinh viên Trung Quốc tại các trường đại học Úc.

Tuần trước, giáo đốc FBI Christopher Wray nói trước Quốc hội rằng sinh viên Trung Quốc tại các trường đại học ở Hoa Kỳ có thể đang lén lút thu thập thông tin cho Chính phủ Cộng sản quê nhà.

Tương tự tại Úc, các bộ trưởng nội các cũng thừa hiểu hiện đang thiếu chiến lược khi bàn đến việc giải quyết sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại các trường đại học, đặc biệt là khi mảng giáo dục đã trở nên quá phụ thuộc vào sinh viên quốc tế.

Úc không phải là quốc gia duy nhất lo sợ sự lớn mạnh của Trung Quốc

Úc và Hoa Kỳ không phải những kẻ duy nhất lo ngại Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Âu châu cũng đã nhận ra điều này.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã thúc giục Liên Âu phản đối chiến lược ‘Nhất đới nhất lộ’ của Trung Quốc bằng cách tạo ra một chương trình hạ tầng cơ sở thay thế nhắm vào Đông Âu, Trung Á, Phi châu và những nơi khác đang được Trung Quốc ‘ngắm nghía’.

Thương mại và phát triển hiện được xem là chìa khóa để chống lại việc lan rộng chế độ độc tài Trung Quốc.

Và nỗ lực của Thủ tướng Turnbull để thuyết phục ông Trump thay đổi quan điểm trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, là điều mà nhiều đảng viên Cộng hòa tin rằng sẽ đóng vài trò bảo vệ chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cũng giống như các quốc gia châu Âu, hiện một số quốc gia đang cân nhắc việc hình thành một kế hoạch phát triển chung trong khu vực nhằm chống lại sáng kiến ‘một vành đai, một con đường’ của Trung Quốc. Các quốc gia này bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ

Nói chung, dù cho các chủ đề có là quốc phòng, thương mại, an ninh mạng hay an ninh khu vực, thì Trung Quốc sẽ vẫn nên là trọng tâm trong các cuộc hội đàm của thủ tướng Turnbull ở Washington.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 22 February 2018 5:01pm
By Hương Lan


Share this with family and friends