Người trẻ đang tìm đến bác sĩ phẩu thuật thẫm mỹ để có 'Khuôn mặt Instagram'

Đó là một khuôn mặt trẻ với làn da không lỗ chân lông, chiếc mũi nhỏ hếch, đôi mắt 'hồ ly gợi tình', gò má đầy đặn và đôi môi căng mọng. Đó là dáng vẻ được ưa chuộng trong nhiều bộ lọc selfie làm đẹp trên Instagram và người dùng mạng xã hội đang cầm những bức ảnh như vậy đến gặp các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.

Jessika Power

Jessika Power Source: jessika_power on Instagram

Jessika Power đã sẵn sàng để chụp một bức ảnh Instagram cho 380.000 người theo dõi của cô ấy. Cô chuẩn bị một chiếc đèn vòng và chọn lựa các tùy chỉnh trong một ứng dụng, thiết lập chế độ chụp 60 khung hình liên tiếp trong khi cô tạo dáng.

“Tôi sẽ xem qua 60 bức ảnh và chọn ra bức đẹp nhất. Và nó giống như, thật là lãng phí thời gian của tôi... nhưng đôi khi không làm thì không chịu được," cô nói với .

Đó là sự đánh đổi mà cô thực hiện với tư cách là người có ảnh hưởng trên mạng xã hội - người sáng tạo nội dung có lượng người theo dõi từ trung bình đến lớn được các thương hiệu tài trợ để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ.

“Có một lượng lớn người theo dõi như vậy, mọi người luôn có điều gì đó để nói. Tôi nhận được những lời đe dọa liên tục mỗi ngày, và liên tục bị lăng mạ," Jessika cho biết.
Những câu hỏi phổ biến nhất mà người theo dõi hỏi tôi luôn là về chuyện các mũi tiêm thẩm mỹ, hay tôi đã trải qua bao nhiêu cuộc phẫu thuật.
Với “thương hiệu” cá nhân của mình được phân phối thông qua Instagram, Jessika biết rõ cách dùng bộ lọc (hình ảnh) thế nào để mình đẹp nhất. Một số làm cho môi to hơn, một số khác thì thu nhỏ mũi. Nhưng cô không sử dụng chúng.
Cô cho biết các bộ lọc hình ảnh là lý do tại sao rất nhiều người đổ xô đến để có được “Khuôn mặt Instagram”.

“Tôi không thể ngồi đây và nói, 'bạn nên làm điều này và bạn không nên làm điều kia'. Nhưng nếu điều đó khiến bạn cảm thấy thoải mái, hãy làm vậy đi,” cô nói.

“Nhưng chỉ cần chắc chắn rằng tiêu chuẩn vẻ đẹp bạn đang đưa lên Instagram của mình là dành cho chính bạn chứ không phải cho bất kỳ ai khác.”

"Họ mang đến ảnh chụp màn hình của những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và nói: 'Tôi muốn [khuôn mặt mình] thế này'"

Tiến sĩ Ehsan Jadoon, một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Tây Úc, đã có gần 15 năm trong nghề.

Khi ông bắt đầu, người tìm đến ở độ tuổi ba mươi và bốn mươi. Giờ đây, người tìm đến để phẫu thuật thẫm mỹ trung bình ở độ tuổi ngoài hai mươi hoặc thậm chí mới hai mươi - và họ đang yêu cầu một cách vừa ngấm ngầm và vừa rõ ràng một “Khuôn mặt Instagram”.

Trong số các yêu cầu mà Tiến sĩ Jadoon thường gặp là: môi đầy đặn hơn, mũi sắc nét hơn, cằm nhọn, đường viền hàm sắc nét hơn, mắt 'foxy - hồ ly gợi tình', da trắng sứ và gò má đầy đặn hơn.
Bây giờ hầu như mỗi ngày, chúng tôi đều có người tìm đến và mang những ảnh chụp màn hình của những người nổi tiếng, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, và họ nói, 'chúng tôi muốn nhìn như thế này'.
“Và sau đó chúng tôi dành khá nhiều thời gian để cố gắng nói với họ rằng hình ảnh này không có thật. Hình ảnh đã được làm đẹp nâng tầm. Bạn không nên nhìn như thế này,” Tiến sĩ Jadoon kể lại.
Dr Ehsan Jadoon says patients coming in for cosmetic work are younger than they used to be.
Dr Ehsan Jadoon says patients coming in for cosmetic work are younger than they used to be. Source: The Feed
Đối với bệnh nhân của mình, ông chỉ khuyến khích những chỉnh sửa nhỏ hoặc “cải thiện”.

“Mặc dù công việc hàng ngày của tôi liên quan đến việc cải thiện vẻ bề ngoài trên khuôn mặt và cơ thể của mọi người, nhưng tôi tin rằng đã đến lúc bạn phải thực sự đặt câu hỏi chuyện này nên dừng lại ở đâu, giới hạn ở đâu.”

Các cuộc gọi video trong đại dịch đã làm cho chuyện trở nên tồi tệ hơn

Tiến sĩ Gemma Sharp là một nhà nghiên cứu thâm niên về nghiên cứu hình ảnh cơ thể ở Khoa Tâm thần học tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm thần học Monash Alfred ở Melbourne.

Bà nói với The Feed, chứng rối loạn biến đổi cơ thể, một sự tập trung ám ảnh vào một khiếm khuyết cơ thể có thật hoặc do tưởng tượng, có xu hướng xuất hiện ở đầu tuổi vị thành niên, thời điểm mà những người trẻ tuổi thường tham gia và bắt đầu sử dụng các ứng dụng mạng xã hội.
Chúng tôi nhận thấy rằng người càng xem nhiều hình ảnh lý tưởng hoặc hình ảnh Photoshop trên mạng xã hội, thì họ càng có xu hướng cảm thấy tồi tệ hơn về hình ảnh cơ thể của mình.
Tiến sĩ Sharp cho biết.

Và đại dịch đã làm cho chuyện trở nên tồi tệ hơn. Mọi người đang dành nhiều thời gian hơn trên mạng và trên các nền tảng hội nghị từ xa, để nhìn những người khác trong cuộc họp - nhưng cũng nhìn thấy chính họ.

“Điều đang xảy ra là chúng ta đang xem xét tỉ mĩ đường nét của chính mình, khoanh vùng những khiếm khuyết mà chúng ta có thể chưa thấy trước đại dịch," bà Sharp nói.
Heightened use of video teleconferencing apps during the pandemic has worsened body image issues.
Heightened use of video teleconferencing apps during the pandemic has worsened body image issues. Source: The Feed

Na Uy ban hành luật về ảnh đã qua bộ lọc

Tháng Bảy năm ngoái, Na Uy đã ban hành luật cấm những người có ảnh hưởng đăng ảnh đã chỉnh sửa mà không khai báo những gì họ đã làm.

Tiến sĩ Sharp cho biết ngay cả khi mọi người được cảnh báo rằng một hình ảnh đã được chỉnh sửa, nó không có xu hướng làm giảm đi sự không hài lòng về cơ thể.

“Thật là xấu hổ vì tôi tin rằng tất cả chúng tôi trong lĩnh vực này đều hy vọng rằng đó sẽ là mấu chốt,” bà nói.

“Tôi hy vọng những gì xảy ra ở Na Uy sẽ thúc đẩy mọi người ngừng đăng những bức ảnh đã được lọc hay chỉnh sửa nói chung, bởi vì... 'hãy nói tôi biết bạn dùng mạng xã hội ra sao, tôi sẽ nói bạn biết bạn là người như thế nào'… chúng tôi tin rằng đó là chuẩn mực.”

Bác sĩ Jadoon nói rằng ông ấy cũng thấy điều đó ở bệnh nhân của mình.

“Người bình thường không thực sự hiểu được sự khác biệt giữa những gì là thực và những gì không thực và những gì được chỉnh sửa và những gì không được chỉnh sửa.” 

  • Độc giả tìm kiếm sự hỗ trợ về sức khỏe tâm thần có thể liên hệ với theo số 1300 22 4636
  •  hỗ trợ về sức khỏe tâm thần cho những người có nguồn gốc đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ
  • Nếu bạn cần giúp đỡ hoặc hỗ trợ về chứng rối loạn ăn uống hoặc vấn đề về hình ảnh cơ thể, vui lòng gọi 1800 334 673 hoặc gửi email tới địa chỉ support@thebutterflyfoundation.org.au

 

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 16 March 2022 3:22pm
Updated 12 August 2022 2:55pm
By Rebecca Metcalf, Michelle Elias
Presented by Trinh Nguyen
Source: The Feed, SBS

Share this with family and friends