Feature

Những lầm tưởng phổ biến về vắc-xin COVID-19

SBS News trò chuyện cùng Giáo sư Peter Collignon, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc gia Úc, nhằm giải thích một số lầm tưởng phổ biến về vắc-xin COVID-19.

Staff are seen preparing AstraZeneca vaccine doses at a COVID-19 Vaccination Centre at Melbourne Showgrounds on 20 July, 2021.

Staff are seen preparing AstraZeneca vaccine doses at a COVID-19 Vaccination Centre at Melbourne Showgrounds on 20 July, 2021. Source: Getty Images

Vắc-xin COVID-19 đã được chứng minh là giúp làm giảm các trường hợp bệnh nặng, nhập viện và tử vong, và được các nhà lãnh đạo liên bang và tiểu bang xem như một phương thức hữu hiệu để chấm dứt phong toả.

Tại Hoa Kỳ, hầu hết các trường hợp tử vong do COVID-19 hiện nay đều ở những người chưa được chủng ngừa. Thế nhưng bất chấp thành công này, vẫn có những thông tin sai lệch về vắc-xin COVID-19.

LẦM TƯỞNG 1: Các cuộc thử nghiệm vắc xin COVID-19 đã được thực hiện gấp rút và không kỹ lưỡng

Hai loại vắc-xin Pfizer và AstraZeneca đã trải qua quy trình đầy đủ để được cấp phép tại Úc – không có giai đoạn nào là gấp rút cả.

“[Các cuộc thử nghiệm vắc-xin COVID-19] liên quan đến hàng ngàn người, nhiều như bất kỳ loại thuốc hoặc vắc-xin nào khác,” Giáo sư Collignon nói.

Cơ quan Quản lý Dược phẩm Úc (TGA) đã tạm thời phê duyệt vắc-xin sau khi đánh giá đầy đủ các dữ liệu có sẵn.

Một tác dụng phụ đáng chú ý không được ghi nhận trong các cuộc thử nghiệm là . Giáo sư Collignon nói rằng tác dụng phụ này không thể được phát hiện sớm hơn vì nó rất hiếm khi xảy ra.

Chỉ sau khi vắc-xin được triển khai cho hàng trăm ngàn người thì nó mới được tìm thấy.

LẦM TƯỞNG 2: Tôi còn trẻ và khỏe mạnh, tôi không cần tiêm vắc-xin

“COVID có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và thực sự có thể gây bệnh nặng và tử vong ở mọi lứa tuổi – nó xảy ra thường xuyên hơn ở những người cao niên,” Giáo sư Collignon nói.

“Nếu quý vị 80 tuổi và bị nhiễm COVID, tỷ lệ tử vong là 1/10. Nếu quý vị 70 tuổi thì là 2/100. Nếu một người 30 tuổi nhiễm COVID-19, tỷ lệ tử vong trở thành 1/10,000.

“Nhưng đó chỉ là tử vong, còn những vấn đề khác với COVID nữa. Quý vị có thể bị bệnh và không khỏe trong một thời gian dài, và bị chứng COVID kéo dài chẳng hạn.”

LẦM TƯỞNG 3: Tôi sẽ bị nhiễm COVID-19 nếu tiêm vắc-xin

“Quý vị sẽ không bị nhiễm COVID từ vắc-xin. Không có vắc-xin nào chứa virus sống trong đó, hay thậm chí là một biến thể của virus sống,” Giáo sư Collignon nói.

“Những gì vắc-xin làm là ngăn quý vị bị nhiễm COVID hoặc giảm đáng kể nguy cơ của quý vị.”

Ông Collignon nói thêm là nếu quý vị bị sốt, đau đầu hoặc đau cơ sau khi tiêm vắc-xin, đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động.

LẦM TƯỞNG 4: Vắc-xin COVID-19 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ

Theo Giáo sư Collignon, không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin COVID-19 ảnh hưởng đến khả năng sinh sản theo bất kỳ cách nào.

“Quý vị cũng phải tính đến trường hợp quý vị bị nhiễm COVID do chưa tiêm chủng, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của quý vị cũng như nếu quý vị bị bệnh nặng,” ông nói.

“Nhìn chung, tôi nghĩ rằng quý vị có nhiều khả năng gặp vấn đề với khả năng sinh sản nếu bị nhiễm COVID hơn là tiêm chủng.”

LẦM TƯỞNG 5: Vắc-xin COVID-19 không hiệu quả

Giáo sư Collignon cho biết hai loại vắc-xin Pfizer và AstraZeneca đều an toàn và hiệu quả, như đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng và triển khai trên thực tế.

“Chúng ta đã cứu được hàng trăm ngàn người, nếu không muốn nói là hàng triệu người bằng cách triển khai sớm các loại vắc-xin này,” ông nói.

LẦM TƯỞNG 6: Trong vắc-xin COVID-19 có một con chip siêu nhỏ

"Không có con chip siêu nhỏ trong bất kỳ loại vắc-xin nào,” Giáo sư Collignon nhấn mạnh. “Quý vị không thể chế tạo ra một cái đủ nhỏ để làm điều đó.”

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 7 August 2021 10:17am
Updated 12 August 2022 3:06pm
By Michelle Elias, Đăng Trình

Share this with family and friends