Tại sao công nghệ mRNA chế tạo vaccine COVID-19 không thắng giải Nobel Y học 2021?

Nobel Y học 2021 công bố ngày 4/10 thuộc về hai nhà khoa học Mỹ là David Julius và Ardem Patapoutian nhờ “những khám phá về các thụ thể với nhiệt độ và xúc giác". Hai khoa học gia người Mỹ khác là Drew Weissman và Katalin Kariko đã hợp tác với nhau nhằm tìm hiểu về công nghệ đột phá mRNA - là những người từng dẫn đầu danh sách kỳ vọng nhận giải thưởng danh giá này, nhưng kết quả đã không gọi tên họ.

Melbourne's Monash University to develop mRNA vaccines.

Melbourne's Monash University to develop mRNA vaccines. Source: Unsplash: Spencer Davis

Highlights
  • Nobel Y học 2021 thuộc về hai nhà khoa học Mỹ là David Julius và Ardem Patapoutian nhờ “những khám phá về các thụ thể với nhiệt độ và xúc giác".
  • Hai khoa học gia người Mỹ khác là Drew Weissman và Katalin Kariko đã hợp tác với nhau nhằm tìm hiểu về công nghệ đột phá mRNA - là những người từng dẫn đầu danh sách kỳ vọng nhận giải thưởng danh giá này, nhưng kết quả đã không gọi tên họ.
  • Nhiều người trong cuộc và các nhà quan sát nói thời của mRNA chưa tới, ngoài ra còn có những nguyên nhân về mặt chính trị và kinh tế.
Và người chiến thắng năm nay là … không phải vaccine COVID-19. Theo The Nature, nhiều nhà khoa học đã ngạc nhiên và thất vọng vì công nghệ mRNA bị hụt giải Nobel Y Sinh năm 2021.

Cả hai loại vaccine chống COVID-19 là Pfizer và Moderna đều sử dụng công nghệ mRNA nhằm tạo ra một thế hệ vaccine mới, dạy cho các tế bào tự động tạo ra một loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch chống lại virus. Phương pháp này thành công đến mức các công ty dược phẩm hiện đang lên kế hoạch sử dụng công nghệ mRNA cho các loại vaccine phòng bệnh khác nữa.

The Nature dẫn lời Tổng Thư Ký Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển Göran Hansson cho hay “Sự phát triển công nghệ mRNA là một câu chuyện thành công tuyệt vời đã mang lại kết quả lớn lao và tích cực cho nhân loại. Và tất cả chúng ta đều biết ơn các nhà khoa học. Đây là một khám phá sẽ nhận được đề cử. Nhưng chúng ta cần phải có thời gian.”

Theo lịch sử các giải Nobel Y học, khoảng cách giữa những khám phá khoa học và khi nó được công nhận giải Nobel ngày càng tăng lên theo thời gian. Hiện nay, khoảng cách đang ở mức trung bình hơn 30 năm.

Các cuộc thí nghiệm vaccine mRNA xảy ra lần đầu tiên vào giữa những năm 1990. Tuy nhiên, những kết quả đột phá quan trọng, làm nền tảng cho các mũi vaccine do công ty Moderna tại Cambridge, Massachusetts, do công ty Pfizer tại New York City và BioNTech tại Mainz, Đức chế tạo, thì mãi đến những năm 2000 mới thành công.

Nhiều người vẫn tranh luận rằng tác động của công nghệ mRNA vẫn chưa rõ ràng cho đến khi đại dịch COVID-19 xảy ra và vaccine được phổ biến trong năm 2021.

Thời gian cũng không ủng hộ mRNA. Các đề cử cho giải thưởng Nobel 2021 được nộp lên Uỷ ban chậm nhất trước ngày 1/2/2021. Chỉ sau đó hai tháng, những mũi tiêm đầu tiên của vaccine mRNA mới thật sự chứng minh hiệu quả với COVID-19 tại các cuộc thử nghiệm lâm sàng, trước khi ảnh hưởng rõ rệt của vaccine chứng tỏ mRNA hoàn toàn trở thành người anh hùng của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, Tổng Thư Ký Hansson ám chỉ tác động tích cực của vaccine COVID-19 - và những tiến bộ khoa học căn bản - chỉ ra rằng sẽ không lâu nữa các nhà nghiên cứu đằng sau công trình này sẽ nhận được cuộc gọi từ Stockholm:

“Việc theo dõi thật sự vẫn đang diễn ra bây giờ".


Share
Published 7 December 2021 5:35pm
By Lê Tâm

Share this with family and friends