Nay đến Phó Thủ Tướng vướng chuyện song tịch

Barnaby Joyce trong thời gian chất vấn tại quốc hội

Barnaby Joyce trong thời gian chất vấn tại quốc hội Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Vụ tai tiếng liên quan đến vấn đề song tịch lại dấy lên lần nữa, với tin tức cho biết Phó Thủ tướng Barnaby Joyce là công dân Tân Tây Lan một cách bất đắc dĩ.


Ông Joyce trở thành trường hợp mới nhất trong một loạt các chính khách liên bang vi phạm một điều khoản trong Hiến Pháp theo đó ngăn cấm họ có song tịch.

Phe chính phủ cáo buộc Lao Động đứng sau vụ nầy.

Lao động và đảng Xanh kêu gọi ông Joyce từ chức trong khi chờ đới phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, còn thượng nghị sĩ độc lập Nick Xenophon ủng hộ ông Joyce ở lại quốc hội.

Phó Thủ tướng Banaby Joyce cho biết ông kinh ngạc sau khi được phía Tân tây Lan xác nhận ông là người song tịch, việc nầy khiến ông không hội đủ điều kiện để ở lại Quốc hội do một điều khoản Hiến Pháp ngăn cấm.

Vấn đề đã được đệ trình lên Tối cao Pháp viện để phán quyết về tính cách hợp pháp của ông.

Phía chính phủ cáo buộc lãnh tụ Lao động Bill Shorten đã có hành vi gian trá, sau khi có tin tiết lộ một đảng viên Lao động đã yêu cầu một dân biểu Tân tây Lan hỏi chính phủ nước nầy về chuyện song tịch, một cáo buộc mà Lao động bác bỏ là có âm mưu trong vụ nầy.

Được biết ông Banaby Joyce chào đời ở Tamworth thuộc New South Wales và cho biết ông đã được việc luật pháp cho biết ông có thể tiếp tục công việc mà không phải từ chức.

Cả Lao động lẫn đảng Xanh đều kêu gọi ông Joyce nên từ chức cho đến khi có phán quyết của Tối cao Pháp viện về trường hợp của ông.

Còn Thượng nghị sĩ độc lập Nick Xenophon ủng hộ ông Joyce nên ở lại Quốc hội, trong khi chờ đợi phán quyết của Tối cao Pháp viện, chính ông cũng tin tưởng không hề có quốc tịch Hy Lạp hay Síp.

Trong khi đó, phía chính phủ cũng nêu quan ngại về tính chất hợp pháp của vài dân biểu Lao động như Susan Lamb, Tony Zappia và Justine Keay.

Thế nhưng dân biểu hàng ghế trước Lao động là ông Tony Burke khẵng định rằng, Lao động cứu xét kỹ lưỡng lý lịch các ứng viên trước khi tranh cử.

Cuộc khủng hoảng về song tịch quét qua Quốc hội vẫn chưa kết thúc, khi có những tiết lộ là phó Thủ tướng  Banaby Joyce có song tịch Úc-Tân tây Lan.

Tuyên bố tại Quốc hội, ông cho biết đã được Cao Ủy Tân tây Lan thông báo hồi tuần qua.

Ông nói rằng sau khi được cố vấn về luật pháp, ông quyết định tiếp tục công việc trong nội các với sự hậu thuẩn của chính phủ.

Thủ tướng Tân tây Lan là ông Bill English xác nhận tình trạng quốc tịch của ông Joyce.

"Từ quan điểm của Tân tây Lan, đó là một vấn đề dễ dàng của bộ Ngoại giao khi áp dụng luật pháp của nước nầy, như Tổng trưởng  Peter Dutton vạch ra, thì dù muốn dù không, ông ta đã có quốc tịch Tân tây Lan".

"Đó là vấn đề của hệ thống luật pháp Úc, quyết định xem luật Úc áp dụng như thế nảo trong trường hợp của ông nầy và làm thế nào để giải quyết vấn đề", Bill English.

Được biết cha của ông Joyce sinh ra tại Tân tây Lan và di cư sang Úc hồi năm 1947, một năm trước khi luật quốc tịch Úc ra đời.

Trang mạng về sổ thông hành cuả chính phủ Tân tây Lan cho thấy ông Joyce là công dân nước nầy do quốc tịch của người cha truyền lại.
"Một trong các vấn đề then chốt mà ông Barnaby hiện làm việc cùng với tôi, ông Tổng trưởng Năng lượng và với Thủ tướng, đó là giúp hóa đơn tiền điện của mọi người trong tầm kiểm soát, giúp họ có nhiều quyền hạn hơn trong các hóa đơn, đó là công việc mà người dân Úc muốn chúng tôi chú tâm vào", Scott Morrison.
Theo điều 44 của Hiến Pháp Úc, người có song tịch không thể ngồi trong Quốc hội.

Tối cao Pháp viện hiện điều tra 5 chính trị gia về vấn đề song tịch, bao gồm cựu thành viên nội các là ông Matt Canavan, Thượng nghị sĩ đảng One Nation Malcolm Roberts.

Đảng Xanh mất 2 Thượng nghị sĩ nổi tiếng trong vụ song tịch, hiện nhấn mạnh rằng ông Joyce phải từ chức.

Lãnh tụ đảng Xanh Richard Di Natalie cho đài ABC biết rằng, một cuộc kiểm tra độc lập bên ngoài đối với các dân biểu và nghị sĩ là chuyện cần thiết.

"Chúng ta phải dựa vào thiện chí của mỗi người cũng như mọi cá nhân các chính khách và lịch sử cho thấy khi chúng ta trông đợi vào thiện chí của họ, thì các hệ thống sẽ thất bại".

"Vì vậy những gì chúng ta cần có là một tiêu chuẩn cần được định ra, quí vị cần chắc chắn rằng nếu là người song tịch, quí vị phải từ chức".

"Việc đó không được thi hành vào lúc nầy, thì chúng ta nên có sự kiểm tra độc lập đối với mọi dân biểu", Richard Di Natalie.

Dân biểu Lao động Anthony Albanese nói rằng vụ việc nầy một lần nữa cho thấy các đảng phái cần phải có tiến trình xem xét chặt chẻ đối với các chính trị gia của mình.

"Các đảng khác sẽ phải giải thích về trường hợp của riêng mình, Lao động đã có một tiến trình duyệt xét chặt chẻ, khi chúng tôi đề nghị cung cấp bằng chứng để có thể đề cử các ứng viên, thì không nghi ngờ vì sao không ai trong đảng Lao động bị kẹt với những vấn đề nầy cả".

Thủ tướng Malcolm Turnbull đã biên thư đến lãnh tụ đối lập Bill Shorten và yêu cầu ông nầy cho biết nếu có dân biểu hay nghị sĩ Lao động nào có thể bị kẹt với điều 44 của Hành pháp hay không, sau đó có thể trình các vấn đề đến Tối cao Pháp viện.

Trước đó ông mô tả việc từ chức của các chính trị gia đảng Xanh là kết quả cuả sự tùy tiện.

Thế nhưng Tổng trưởng Ngân khố, ông Scott Morrison bác bỏ trường hợp của ông Joyce rơi vào cùng trường hợp song tịch.

Ông cho rằng, bất chấp khó khăn nói trên, Liên đảng hiên chú tâm vào các vấn đề trong ngày.

"Có một đường lối rất rõ ràng về chuyện nầy và chính phủ vẫn chú tâm vào công việc của mình, đó là quản lý vấn đề tài chính của quốc gia, giữ cho nước Úc an toàn và bảo đảm chúng ta có các dịch vụ cần thiết như đã nói trong bản ngân sách năm nay, đó là giảm bớt áp lực của vật giá trong cuộc sống".

"Một trong các vấn đề then chốt mà ông Barnaby hiện làm việc cùng với tôi, ông Tổng trưởng Năng lượng và với Thủ tướng, đó là giúp hóa đơn tiền điện của mọi người trong tầm kiểm soát, giúp họ có nhiều quyền hạn hơn trong các hóa đơn, đó là công việc mà người dân Úc muốn chúng tôi chú tâm vào", Scott Morrison.

Trong trường hợp ông Banaby Joyce không hội đủ điều kiện thì chính phủ vốn giữ thế đa số chỉ với một ghế tại Quốc hội, sẽ phải tổ chức một cuộc bầu cử bổ túc.



Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


 


Share