Ls Trần Vũ Hải: "Đó là một phiên tòa rất đáng xấu hổ."

Blogger Ba Sam on trial court 22/09/2016

Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy trong phiên Phúc thẩm 22/9/2016 Source: Facebook/Le Thi Minh Ha

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Kết thúc phiên tòa phúc thẩm vụ án Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) và chị Nguyễn Thị Minh Thuý, diễn ra vào ngày hôm qua 22/9/2016 tòa TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên y án sơ thẩm cho ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) 5 năm tù và cộng sự của ông Vinh là cô Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù (tức 36 tháng) về tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo Điều 258 Bộ Luật Hình Sự."


Trả lời Mai hoa về diễn biến phiên tòa, Luật sư Trần Vũ Hải cho biết các luật sư biện hộ đã không được tạo điều kiện để được đọc mọi tài liệu của vụ án cần thiết không một cách thích đáng như mong muốn yêu cầu của cá luật sư.

Ông nói, điểm mấu chốt của vụ án trong tranh luận tại tòa giữa các luật sư biện hộ và đại diện Viện Kiểm Sát (VKS) đã không được tranh luận đầy đủ, và ông đã bị Chủ tọa phiên tòa đuổi ra khỏi phòng xử án vì dám lên tiếng đòi tố cáo sự thiếu công bằng của chủ tọa.

Câu hỏi đầu tiên dành cho Ls Trần Vũ Hải là các luật sư có được tiếp cậ đầy đủ hồ sơ vụ án không thì Luật sư Hải cho biết:

Ls Trần Vũ Hải:  Vâng thưa quý đài trong số sáu lụât sư tham dự phiên tòa thì tôi là lụât sư đã không tham dự phiên sơ thẩm. Do đó tôi có nhu cầu cần tham khảo các hồ sơ vụ án hơn những luật sư khác.

Đặc biệt là khi đi thăm anh Vinh, bị cáo Nguyễn Hữu Vinh ở trại tạm giam thì anh Vinh cho tôi biết rằng anh có đơn kháng cáo 78 trang đã gửi qua Trại B14 và đề nghị luật sư phải sao chụp để làm tham khảo.

Tôi và lụât sư Sơn đã lên tòa án để xin đọc hồ sơ mấy lần nhưng họ đều tìm cách không cho chúng tôi đọc.

Trước ngày phiên tòa xử, vào buổi sáng tôi lên và yêu cầu được đọc hồ sơ nhưng họ cũng không chịu cho đọc, đến khi mà tôi phản đối thì đến chiều họ mới mời tôi lên cho đọc hồ sơ.

Thế nhưng mà tôi yêu cầu là phải có đủ 78 trang thì họ lại không cho tôi đọc hết 78 trang đó.

Tôi hỏi anh thư ký thì anh nói rằng việc này phải hỏi trại tạm giam.  

Tại phiên tòa khi bị cáo thắc mắc hỏi rằng tại sao 78 trang kháng cáo này của bị báo không được để cập đến thì vị Chủ tọa phiên tòa nói rằng chúng tôi đã nhận được bản kháng cáo 78 trang nhưng chúng tôi thấy rằng không cần đưa vào hồ sơ vì có nhiều nội dung trong kháng cáo không liên quan đến vụ án.

Đó là ví dụ để thấy rằng họ tìm mọi cách gây khó khăn cho lụật sư được tiếp cận tất cả những tài liệu của vụ án và các bị cáo trong quá trình tố tụng, theo tôi ngay từ đầu Chủ tọa đã lo ngại cái điều gì đó.

"Tóm lại là phiên tòa này theo tôi nó là loại phiên tòa vớ vẩn, không công khai, không công bằng, nữa kín nữa hở, và tùy tiện." Ls Trần Vũ Hải

Cái điều thứ hai tôi cũng muốn nói thêm rằng phiên tòa này một lần nữa là phiên tòa nữa kín nữa hở.

Cá nhân tôi đã trực tiếp quan sát toàn bộ tào nhà Tòa án Nhân dân Tối cao mới xây, được đưa vào sử dụng vài tháng này, thì có sáu phòng xử trong đó có hai phòng xử lớn và bốn phòng xử nhỏ.

Trong đó hai phòng xử lớn thì họ chưa kê bàn chuyện kê ghế, chứng tỏ họ cố tình không đưa vào sử dụng hai phòng lớn mà họ chọn phòng xử nhỏ.

Và ngoài ra họ  ngăn chặn người dân từ ngoài vào bằng hai ba lần chặn đường để không cho người dân bình thường được vào xem.

Khi vào phòng xử, đã nhỏ như vậy rồi mà toàn là các sĩ quan công an mặc quân phục và rất nhiều những viên an ninh chìm.

Gia đình các bị cáo như chị Hà vợ anh Vinh có đề nghị bẩy người vào nhưng chỉ được có hai người thôi, và tôi có hỏi người trong phiên tòa anh là ai mà anh lại được vào đây trong khi người nhà thì lại không được thế thì cậu ấy trả lời “Tôi có nhiệm vụ”.  

Thế thì những an ninh ngồi đó không có việc gì cả. Họ cố tình chiếm chỗ của người dân bình thường, thế thì phiên tòa đó là không bình thường.

Cá nhân tôi quan sát trong phòng báo chí thì âm thanh tiếng lúc được lúc không, và theo như tôi được biết rằng cần thiết họ có thể tắt tiếng tắt âm thanh.

Như vậy họ cố tình không đưa những thông tin thực sự của phiên xử của bản án này ra ngoài.
Ls Tran Vu Hai
Ảnh chụp qua màn hình Ls Trần Vũ Hải tại phiên Phúc thẩm Anh Ba Sàm 22/9/2016 tại Hà Nội Source: Tin Mung Cho Nguoi Ngheo


Mai Hoa: Vâng thưa đó là những bước chuẩn bị cho phiên tòa, thế thì khi vào trong toàn các luật sư và bị cáo có được tạo không gian để trình bày quan điểm của mình một cách công bằng và đúng mực không thưa lụật sư?

Để gọi là tranh luận tại phiên tòa, diễn biến phiên tòa, ông Chủ Tọa ban đầu có nói rằng rút kinh nghiệm từ phiên xử sơ thẩm, sẽ tạo điều kiện cho các luật sư, rằng phía luật sư yêu cầu tranh luận mà Viện Kiểm Sát (VKS) đã tìm mọi cách không tranh luận, thế thì ông ta tuyên bố như vậy và ông nói rằng cho các luật sư các bị cáo trình bày thoải mái vân vân...

Đó là mồm ông nói như vậy.

Thế nhưng mà thực tế thì khi mà bắt đầu vào phiền tòa ấy, ngay cái việc đầu tiên của bị cáo là “Đề nghị cấp lại cho tôi bản kháng cáo 78 trang và cấp cho các luật sư kháng cáo này” thì ông chủ tọa phiên tòa đã từ chối vấn đề đó.  

Ông nói rằng chỉ cấp lại bản bào chữa 16 trang cho các bị cáo. Và khi các luật sư đề nghị rằng VKS trưng các chứng cứ buộc tội đối với ông Vinh, và các bị cáo cũng yêu cầu có các chứng cứ buộc tội ông Vinh.

Bởi vì theo quy định pháp luật thì chỉ có những chứng cứ thẩm tra tại phiên tòa thì mới được đem vào phòng xử án để xem xét.

Vì trong vụ án này thì các bị cáo đều tuyên bố là vô tội cho nên tất cả những chứng cứ kết tội nếu có cần phải được trưng ra tại phiên tòa.
"Các ông đã làm sai hoàn toàn, các ông đã tự động làm, và bây giờ các ông giống như là vứt heroin vào nhà tôi. Trong lúc các ông khống chế tôi tám tiếng, các ông làm gì đấy là chuyện của các ông, các ông hoàn toàn có thể truy cập vào internet in ra hàng triệu các bài vớ vẩn vào đấy xong rồi lại đổ cho tôi, vì thế tôi không thể chấp nhận được.” Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh

Chúng tôi kêu gọi, và các bị cáo cũng kêu gọi nhiều lần nhưng phía VKS và Tòa đều không trưng ra, mà họ chỉ nói là “Cái sổ tay này có phải của anh à?”

Trong khi bị cáo nói rằng cái sổ tay này có thể là của tôi nhưng nội dung nó như thế nào thì bây giờ tôi không dám chắc, vân vân..., tức là không có chứng cứ nào để nói là vi phạm.

Thí dụ nữa là khi chúng tôi yêu cầu xem xét lệnh khám xét bởi vì trong lệnh khám xét không có chữ ký của những người liên quan từng trang một.

Khi mà chúng tôi đề cấp đến các vấn đề ấy thì họ đều lảng tránh, và thậm chí ngăn chặn các luật sư và nói rằng phần này là để ở phần tranh luận.  

Thế thì tôi nghĩ rằng bắt đầu từ phía Chủ toạ của tòa án đã tìm cách bẻ cong phiên toà.

Khi vào tranh luận thì phía VKS đưa ra các luận tội gần như là lập lại y nguyên ở phiên sơ thẩm.

Họ nói rằng để bác các quan điểm của chúng tôi, mà theo luật là phải phải bác ngay từ phần luận tội thì họ không có bác.

Thế thì buộc lòng các luật sư trong phần bào chữa của mình đồng thời có yêu cầu tranh luận.
Nhưng mà vị Chủ tọa phiên tòa cũng thường xuyên nhắc các luật sư đề nghị rằng đấy là phần tranh luận chứ không phải bào chữa.

Tức là họ luôn luôn can thiệp vào cái việc hằng ngày của các luật sư, tức là tranh biện của các luật sư.

Điều cốt lõi là khi chúng tôi đề nghị 12 điểm để tranh luận, thì ông Chủ tọa phiên tòa tự mình làm thay VKS để nói rằng là “mấy điểm tranh luận đấy là không cần, tóm tắt luôn”, ý là bác luôn.

 "Đó là một phiên tòa rất đáng xấu hổ." Ls Trần Vũ Hải

Có mấy vấn đề ông ấy đề nghị VKS tranh luận mà tôi chỉ xin đi sâu vào một điểm mấu chốt được coi là quan trọng nhất đó là khi khám xét nhà anh Vinh cũng như bị cáo Thúy, họ đã khám xét từ sáu đến tám tiếng đồng hồ.

Bị cáo nói và thực tế cho thấy tại nhà anh Vinh, họ khám xét tám tiếng.

Khi họ ập vào nhà thì máy tính trong nhà họ là để chế độ online.

Vào sau đó họ vào họ truy cập và họ in ra rất nhiều tài liệu vân vân.. thì chúng tôi đề cập ở đây rằng quá trình thu thập tài liệu như vậy, in tài liệu như thế có hợp pháp theo luật pháp Việt Nam hay không?

Luật sư Trần Văn Tạo cũng là một sỹ quan an ninh cựu phó thủ trưởng cơ quan điều tra an ninh tại thành phố Hồ Chí Minh có nói rằng việc này là không được phép theo luật Việt Nam.

Ông đưa ra thông tư số10/2012 liên tịch giữa công an và VKS có nói rằng trong trường hợp thu các chứng cứ liên quan internet, đến máy tính, máy điện thoại thì khi mà thu giữ các vật chứng của các máy tính máy điện thoại đấy thì phải ngắt điện.

Nếu mà đang có nối với internet thì ngắt internet và niêm phong lại.

Khi mở niêm phong ra phải có sự chứng kiến của những người liên quan, và sau đó các chuyên gia kĩ thuật dùng biện pháp của mình để rút các thông tin dữ liệu ở trong in ra và có sự chứng nhận của mọi người.

Có như thế thì những tài liệu ấy mới có thể là chứng cứ. Có nghĩa rằng quy trình này phải rất cẩn thận.

Bị cáo Nguyễn Hữu Vinh có nói rằng các ông đã làm sai hoàn toàn với tố tụng, bản thân ông Vinh cũng là một sỹ quan an ninh điều tra.

Ông Vinh  nói "các ông đã làm sai hoàn toàn, các ông đã tự động làm, và bây giờ các ông giống như là vứt heroin vào nhà tôi. Trong lúc các ông khống chế tôi tám tiếng, các ông làm gì đấy là chuyện của các ông, các ông hoàn toàn có thể truy cập vào internet in ra hàng triệu các bài vớ vẩn vào đấy xong rồi lại đổ cho tôi, vì thế tôi không thể chấp nhận được.”

Cho nên ông Vinh đã không chấp nhận việc thu thập chứng cứ một cách bât hợp pháp như vậy.

Đây là một cái tranh luận mà chúng tôi đưa ra căn cứ vào thông tư, điều khoản có nói rõ ra như thế nào.
VKS thì cho rằng việc thu thập đấy là quy định  đúng. 

Thế chúng tôi chứng minh rằng trái với bộ luật tố tụng hình sự, trái với thông tư số 10 hướng dẫn về thủ tục đó.

Các anh làm trái rồi mà anh bảo là anh đúng thế thì anh hãy dẫn cho chúng tôi thấy cái thông tư nào cho phép các anh xông vào nhà người ta, tự động các anh truy cập tự động các anh in ra và các anh cho rằng tất cả những cái ấy là tài liệu thế thì cái quy định nào cho phép các anh làm được những điều như vậy?

Vấn đề để được coi là cốt lõi của vụ án này là vậy.

Khi chúng tôi khi nói đến vấn đề đấy thì phía viện kiểm sát lúng túng không trả lời được.

Luật sư Trần Văn Tạo đề nghị tranh luận dựa trên các chứng cứ pháp lý thì ông Chủ Tọa nói phần tranh luận đến đây là hết VKS không cần trả lời nữa.

Tôi thấy rất là vô lý.

Cá nhân tôi phát biểu rằng cái này là vô lý, bởi vì chúng tôi nghề luật sư của chúng tôi là nhà tranh biện.

Chúng tôi lập luận có đưa ra các căn cứ pháp lý các anh bác bỏ chúng tôi thì các anh cũng phải đưa ra các pháp lý, nếu không thì các anh phải chấp nhận những luận điểm của chúng tôi. 

Tối thiểu VKS phải trả lời được câu đấy.

Và nếu chúng tôi không được bảo đảm các quyền đấy thì nghề luật sư của chúng tôi phải giải tán. Tôi có nói như vậy.

Rõ ràng đây là vấn đề cốt lõi. Tại sao tòa án lại ngăn chặn VSK trả lời cái điều đó? Và tôi tin rằng nếu VKS trả lời rằng “chúng tôi không có căn cứ” thì rõ ràng vụ án này đổ.

Chúng tôi đã tìm được điều khoản để chứng minh rằng các anh sai anh không tìm ra được điều khoản nào để chứng minh rằng anh đúng và bác bỏ chúng tôi. Vấn đề đó chúng tôi cho là cốt lõi và chỗ tòa án cũng cảm thấy điều đó và như thế kịch bản y án của họ sụp đổ, cho nên họ tìm mọi cách không để VKS lời trả lời cho chúng tôi.

Cuối cùng tôi có nói rằng cái này bắt buộc phải làm, trước khi trả lời các vấn đề khác, và tôi đề nghị trả lời.
Tôi đề nghị tòa án yêu cầu VKS sẽ trả lời.

Ông Chủ Tọa mới nói rằng “Việc điều hành là việc của tôi.”

Tôi mới nói rằng “Anh có điều hành như thế nào thì anh phải thi hành đúng luật. Anh không thể điều hành bóp nghẹt giới luật sư của chúng tôi được".

Chúng tôi tranh luận đại loại như thế và tôi có nói rằng “nếu anh điều hành không đúng thì chúng tôi có quyền tố cáo anh”.

Ông ấy bảo “Anh cứ đi tố cáo đi nhưng trong phiên tòa tôi có quyền đuổi anh.”

Tôi có nói rằng “Đấy là quyền của anh”.

Và ông ta đuổi tôi ra và dẫn tới phiên ta diễn ra rất lộn xộn sau đấy.

Và sau đó thì tôi xuống phòng báo chí thì khi thấy anh Nguyễn Hữu Vinh đang nói lại cuối cùng, thì anh vừa mới cất lời thì người ta cắt mất tiếng.

Tóm lại là phiên tòa này theo tôi nó là loại phiên tòa vớ vẩn, không công khai, không công bằng, nữa kín nữa hở, và tùy tiện.

Điều này chứng tỏ rằng người ta rất sợ sự thật là anh Nguyễn Hữu Vinh thật sự là không có đủ bằng cớ chống lại anh ta thế nhưng mà họ vẫn xử và xử rất tùy tiện.

Nên chúng tôi muốn nói rằng rất đáng tiếc có một vụ án như thế này. Và tôi nói thêm rằng còn đáng tiếc hơn nữa khi mà họ đều rêurao về chính sách nhân đạo về mặt pháp luật.

Thế thì một phụ nữ có hai đứa con nhỏ, chỉ trợ giúp cho anh Vinh thôi chứ không có và không có bằng chứng gì người ấy có liên quan gì đến 24 bài viết dùng để cáo buộc.  

Thì người phụ nữ ấy lại bị án đến những ba năm tù. Ba năm xa không làm được trách nhiệm nuôi con của mình. 

Mà chúng có nói rằng là chỉ còn mấy tháng nữa thôi, các anh hãy tìm, cho dù thế nào các anh phải trả tự do tại phiên tòa cho bị cáo nữ này, bởi vì đây là chính sách nhân đạo mà các anh vẫn hay rêu rao.

Cái điều đấy họ cũng lờ nốt.  

Đó là một phiên tòa rất đáng xấu hổ.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share