Anh quốc tưởng niệm các nạn nhân coronavirus trong khi Na Uy, Hòa Lan và Đức thắt chặt các hạn chế

Buildings across the UK light up yellow on National Day Of Reflection

Buildings across the UK light up yellow on National Day Of Reflection Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các ca nhiễm coronavirus gia tăng tại Na Uy, Hòa Lan và Đức khiến nhà cầm quyền địa phương phải thắt chặt các hạn chế thêm nữa. Trong khi đó, Anh quốc đánh dấu một năm ngày phong tỏa đầu tiên tại nước nầy, nhằm tưởng nhớ những người Anh đã chết do đại dịch.


Chiếc đèn lồng với một ngọn nến duy nhất, được đặt trên tam cấp của dinh Thủ Tướng Anh số 10 đường Downing, để ghi nhớ hơn 126 ngàn người Anh đã ngã gục vì COVID-19.

Việc nầy đánh dấu một năm, khi cư dân nước Anh đầu tiên được lệnh phải ở trong nhà, để chế ngự việc lây lan của COVID-19, nay các địa điểm nổi tiếng trên khắp nước Anh, đã được thắp sáng lên bằng ngọn đèn vàng vọt, được xem như một ngọn hải đăng của hy vọng và hỗ trợ cho tang quyến.

Thủ Tướng Anh Boris Johnson cam kết, vinh danh những người đã khuất.

"Vào lúc nầy, chúng ta đoàn kết với tư cách là một quốc gia để xây dựng một đài tưởng niệm thường trực cho những người thân yêu đã mất và cử hành lễ lạc vào những dịp thích hợp”, Boris Johnson.

Được biết Anh quốc là quốc gia có số tử vong lớn nhất tại Âu Châu và đứng hàng thứ năm trên thế giới.

Nước nầy dần dần nới rộng các hạn chế của việc phong tỏa, theo một kế hoạch gắn liền với chiến dịch chủng ngừa toàn quốc.

Có gần 28 triệu người đã nhận được ít nhất là một mũi tiêm chủng.

Viếng thăm một trung tâm chủng ngừa, Hoàng Tử William cho biết ông sẽ được tiêm chủng khi đến lượt.

“Tôi còn ở đây một thời gian nữa, chỉ mất một chút để được chủng ngừa, thế nhưng mọi chuyện diễn biến khá nhanh chóng, sẽ không phải chờ lâu đâu, nên tôi không phiền chút nào, tôi đã tiêm chủng rất nhiều lần trong đời mình rồi”, Prince William.

Trong khi đó, Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã được chủng ngừa với vắc xin do Nga chế tạo và chính phủ cho biết, ông cảm thấy khỏe mạnh.

Chính phủ không cho biết loại vắc xin nào ông được tiêm chủng, khi có đến 3 loại vắc xin nội địa đều đáng tin và hữu hiệu.

Còn Cơ quan điều hành dược phẩm Liên Âu cho biết, cần có thêm dữ kiện từ công ty sản xuất vắc xin Spunik 5, khi thẩm định liệu có cho phép sử dụng vắc xin nầy cho 27 quốc gia trong khối hay không.

Còn công ty chế tạo vắc xin Sinovax có trụ sở tại Trung Quốc cho biết, các dữ kiện sơ khởi từ các cuộc thử nghiệm liên quan đến 550 trẻ em, cho thấy vắc xin chống COVID-19 của họ là an toàn, cho những trẻ từ 3 đến 17 tuổi.

Được biết có hơn 70 triệu người lớn, được chích vắc xin Sinovax trên toàn thế giới.

Sinovax đệ trình các dữ kiện lên cơ quan điều hành dược phẩm để thẩm định.

Trong khi đó, quốc gia sản xuất vắc xin lớn nhất trên thế giới là Ấn Độ loan báo, sẽ bành trướng chiến dịch chủng ngừa từ ngày 1 tháng 4, để bao gồm mọi người trên 45 tuổi.

Bộ Trưởng Thông tin Ấn Độ là ông Prakash Javadekar cho biết, có các nhu cầu từ nhiều tiểu bang ở Ấn, để đối phó với đợt lây nhiễm thứ hai.

“Vì vậy lời kêu gọi của chúng tôi là những người trên 45 tuổi, nên chủng ngừa vắc xin càng sớm càng tốt. Vắc xin có đủ cho mọi người và không hề khan hiếm”, Prakash Javadekar.

Trong khi đó, người đứng đầu Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO là bà Ngozi Okonjo-Iweala kêu gọi, hãy đẩy mạnh sản xuất vắc xin qua việc chia sẻ kỹ thuật và kinh nghiệm.

“Việc phục hồi hậu COVID-19 sẽ không để bất cứ hay bất cứ quốc gia nào tụt hậu đàng sau".

"Bước đầu tiên dẫn đến mục tiêu nầy, phải là một chương trình chủng ngừa nhanh chóng, để chấm dứt đại dịch".

"Chuyện nầy phải bao gồm việc sản xuất vắc xin qui mô, bao gồm các thị trường mới xuất hiện và các quốc gia có lợi tức thấp”, Ngozi Okonjo-Iweala.
"Nó quan trọng đối với tất cả chúng ta và đó là trách nhiệm đối với tất cả, để chúng ta phải làm điều này cùng nhau”, Mark Rutte.
Trong khi đó, nước Đức đã gia hạn việc phong tỏa thêm một tháng cho đến ngày 18 tháng 4, cũng như đảo ngược các kế hoạch nhằm mở cửa lại nền kinh tế, cũng như gia tăng các giới hạn mới.

Những người Đức du lịch ngoại quốc nay cần có giấy chứng nhận thử nghiệm âm tính COVID-19 khi về nước, thế nhưng họ không cần phải cách ly.

Các khách sạn và lữ quán tại Đức vẫn bị đóng cửa đối với các du khách, việc nầy khiến ông Michael Gerber là quản lý du lịch hết sức phẫn nộ.

“Không còn có thể kiên nhẫn nữa, tôi nghĩ nếu ngành dịch vụ buông lỏng Thủ tướng hoặc Thủ hiến tiểu bang, họ có thể không làm điều đó bằng lời nói nữa. Thay vào đó sẽ kéo tai họ và nói rằng ‘vậy là quá đủ rồi”, Michael Gerber.

Trong khi đó, quốc gia láng giềng là Hòa Lan cũng nới rộng lệnh phong tỏa gắt gao, thêm 3 tuần lễ nữa.

Thế nhưng có một thay đổi nhỏ trước khi những ngày hè bắt đầu vào cuối tuần, chính phủ đã giảm bớt thời gian giới nghiêm một tếng đồng hồ, bắt đầu từ 10 giờ tối.

Thủ Tướng Hòa Lan Mark Rutte cho biết các vụ lây nhiễm coronavirus hiện gia tăng nhanh chóng, nên không thể giảm bớt các hạn chế được.

“Tôi hiểu điều này thật đáng thất vọng. Tôi hiểu sự thiếu kiên nhẫn và chúng tôi thấy các bất ổn trong xã hội, thế nhưng đồng thời ở địa phương, tôi thấy những nỗ lực to lớn từ các thị trưởng để duy trì hòa bình".

"Nó quan trọng đối với tất cả chúng ta và đó là trách nhiệm đối với tất cả, để chúng ta phải làm điều này cùng nhau”, Mark Rutte.

Trong khi đó, Na Uy hiện ban hành các biện pháp mới để khống chế đợt bùng phát coronavirus, bao gồm lệnh cấm bán rượu nơi công cộng.

Ngoài ra nước nầy sẽ đình hoãn kế hoạch mở cửa lại các ngành trong xã hội.

Được biết Na Uy là nước có các ca nhiễm và số tử vong thấp nhất Âu Châu, kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Thế nhưng nay nước nầy ghi nhận một mức gia tăng nhanh chóng số người nhập viện, phần lớn là do loại biến thể virus rất hay lây.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share