Âu Châu thắt chặt các biện pháp chống coronavirus ở đợt hai

British Prime Minister Boris Johnson during Question TIme

British Prime Minister Boris Johnson during Question TIme Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một đợt lây nhiễm coronavirus thứ hai tại Âu Châu khiến các chính phủ địa phương phải thi hành các biện pháp gắt gao để chống lại dịch bệnh. Các quốc gia khác nhau hiện tìm những phương cách khác biệt để giúp cho công dân nước họ được an toàn.


Các nước tại Âu Châu hiện lo lắng khi một số nước lớn nhất tại châu lục nầy tìm cách giảm bớt các thiệt hại, từ một đợt lây nhiễm thứ hai của coronavirus.

Thủ Tướng Đức Angela Merkel đồng ý gia tăng các biện pháp nhắm vào việc chống lại virus.

Bà đạt được một thỏa thuận với người đứng đầu của 16 tiểu bang ở Đức, để hạ thấp các hạn ngạch được xem là gắt gao hơn, như giới nghiêm vào nửa đêm tại các quán rượu, cũng như thắt chặt các hạn chế hơn nữa đối với các vụ tụ tập riêng tư.

Trong 7 ngày qua, nước Đức có 35 ca nhiễm trên mỗi 100 ngàn dân, so với mức độ trước đây là 50 ca trên 100 ngàn dân trong một tuần lễ.

Con số thống kê mới nhất cho thấy có hơn 5 ngàn ca nhiễm trong một ngày tại Đức và 43 người chết.

Bà Merkel nói rằng, người dân Đức phải tuân thủ bất cứ các hạn chế nào.

“Các vụ lây nhiễm diễn ra rất mạnh mẽ và chúng ta thấy các quốc gia láng giềng đã thi hành các biện pháp chặt chẽ".

"Những gì quan trọng vào lúc nầy và cũng là lý do tôi kêu gọi mọi công dân một lần nữa rằng, điều rất quan trọng là mọi người tiếp tục tuân thủ các biện pháp chống virus trong mùa thu nầy”, Angela Merkel.

Trong khi đó, quốc gia láng giềng mà Đức quan ngại là nước Pháp.

Tổng Thống Pháp, Emmanuel Macron đã ra lệnh giới nghiêm cho các vùng miền trong đó có Paris, chiếm khoảng 1 phần 3 dân số, trong cố gắng nhằm chống lại đợt 2 của coronavirus.

Ông Macron cho biết, virus hiện lây nhiễm tại các buổi tiệc và các vụ tụ tập riêng tư khác.

Ông cho biết, vì vậy một lệnh giới nghiêm là cần thiết để giúp cho các bệnh viện không bị tràn ngập với các bệnh nhân COVID-19.

"Mục tiêu của chúng tôi là giảm bớt các tiếp xúc cá nhân, vốn là chuyện hết sức nguy hiểm vào lúc nầy".

"Chúng ta không lơi lỏng đặc biệt là với những người ở ngoài gia đình của chúng ta".

"Đây là những gì được xem là dã man trong việc chống lại dịch bệnh nầy, do có lúc chúng ta sẽ nhiễm bệnh vì chúng ta ở gần nhau trong một khoảng thời gian".

"Vì vậy một biện pháp được gọi là giới nghiêm là thích hợp trong lúc nầy”, Emmanuel Macron.

Bên kia biển Manche giữa Pháp và Anh, tranh luận diễn ra về đường lối nào được thi hành nhằm ngăn chận virus tái xuất hiện quá mạnh mẽ.

Thủ Tướng Anh Boris Johnson hiện chú tâm vào đường lối áp dụng đến các vùng miền thay vì toàn quốc, bất chấp một phúc trình của các cố vấn khoa học của chính phủ được biết là Nhóm Hành động Khoa học Khẩn cấp gọi tắt là SAGE.

Nhóm nầy đề nghị, cần phong tỏa toàn quốc từ 2 đến 3 tuần lễ.

Lãnh tụ đối lập là Sir Keir Starmer đề nghị chính phủ hãy tuân theo phúc trình nói trên.

Ông nầy cho biết, hành động của chính phủ đã khiến cho tình hình tệ hại hơn chứ không khá hơn.

“Tôi biết rằng đối với một người cả đời theo chủ nghĩa cơ hội, điều này thật khó hiểu".

"Nhưng sau khi đọc và xem xét lời khuyên của SAGE, tôi đã thực sự kết luận rằng việc phong tỏa là vì lợi ích quốc gia".

"Thưa Ông Chủ tịch Quốc Hội , chính sự thất bại trong chiến lược của Thủ tướng, có nghĩa là các biện pháp cứng rắn hơn bây giờ là điều khó tránh khỏi, Sir Keir Starmer.

Còn Thủ Tướng Johnson nói rằng, ông không loại trừ bất cứ giải pháp nào hiện nay, thế nhưng ông vẫn duy trì đường lối mà ông thấy thích hợp.

“Chúng tôi thấy đây là một cuộc khủng hoảng toàn quốc mà chúng ta phải đảo ngược mọi chuyện".

"Thưa ông Chủ tịch Quốc Hội, dĩ nhiên tôi không loại trừ bất cứ chuyện gì để chống lại virus".

"Chúng ta sẽ thi hành với các địa phương, những vùng có thể giảm bớt việc lây nhiễm nếu các biện pháp được hoàn thành một cách thích hợp”, Boris Johnson.
"Các biện pháp cứu sinh nầy như bảo đảm tín dụng, trợ cấp lương bổng dường như là thiết yếu để bảo đảm sự ổn định cho kinh tế và tài chính”, Kristalina Georgieva.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, có tin xác nhận rằng cùng với Tổng Thống Mỹ Donald Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump, thì Baron Trump là con trai của hai người cũng bị nhiễm virus.

Ông Trump cho biết, trường hợp của Baron là nhẹ và ông kể ra như là một thí dụ cho thấy tại sao các trường học tại Mỹ nên mở cửa lại càng sớm càng tốt.

Tại những nơi khác trên thế giới, tổ chức Y tế Liên Mỹ hay PAHO nói rằng, Ecuador, Mexico, Suriname và El Salvador sẽ là những quốc gia đầu tiên nhận được thử nghiệm mới cho kết quả nhanh chóng, nhằm theo dõi sự lan truyền của virus tại các khu vực xa xôi và dễ gặp nguy hiểm.

Giám đốc của PAHO là bác sĩ Carissa Etienne cho biết, thử nghiệm nầy có thể thay đổi hoàn toàn tình hình liên quan đến COVID-19 trong vùng.

“Tôi thực sự tin rằng cách thử nghiệm mới nhanh chóng, có thể thay đổi mọi chuyện cho khu vực Mỹ Châu".

"Tôi thúc giục các tiểu bang hãy cộng tác với PAHO, để mang các thử nghiệm nầy vào bệnh viện và các dưỡng đường ở các tuyến đầu, trong cuộc chiến của chúng ta chống lại virus”, Carissa Etienne.

Và trên toàn cầu, sự đáp ứng về mặt kinh tế với virus vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi sôi nổi, chẳng kém chi việc đối phó về mặt y tế.

Nền kinh tế toàn cầu hiện tìm các phục hồi từ sự sụp đổ do virus trong gần100 năm.

Quỹ Tiền Tệ Thế Giới hiện dự đoán sự hồi phục một phần và bất cân xứng trong năm 2021.

Tổng Giám Đốc của quỹ là bà Kristalina Georgieva cho biết, các biện pháp hỗ trợ trong thời buổi đại dịch do các chính phủ đề nghị, sẽ vẫn giữ nguyên trong một thời gian.

“Một sự phục hồi kinh tế bền vững chỉ có thể thực hiện nếu chúng ta đánh bại được virus tại mọi nơi".

"Gia tăng các biện pháp y tế quan trọng là điều bắt buộc, trong khi có sự hỗ trợ về tài chính và tiền bạc cho các gia đình và doanh nghiệp".

"Các biện pháp cứu sinh nầy như bảo đảm tín dụng, trợ cấp lương bổng dường như là thiết yếu để bảo đảm sự ổn định cho kinh tế và tài chính”, Kristalina Georgieva.

Được biết trên toàn cầu, hiện có 38,4 triệu trường hợp lây nhiễm coronavirus và gần 1,1 triệu người chết.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share