Cộng đồng người gốc Hàn theo dõi thật sát cuộc họp giữa Trump và Kim

Michael Kirby at the UN in 2014 to present his report on the human rights violations in the DPRK

Michael Kirby at the UN in 2014 to present his report on the human rights violations in the DPRK Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Khi Tổng ThốngTrump gặp Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un vào ngày mai thứ ba 12 tháng 6, mọi cặp mắt trên khắp thế giới đều chăm chú hướng về cuộc họp nầy.


Trong số những người quan tâm theo dõi thật sát là các thành viên trong cộng đồng người gốc Hàn tại Úc cũng như những người Úc khác có quan hệ đặc biệt với quốc gai Bắc Hàn có nhiều bí ẩn.

Luật sư tại Sydney là Sean Kim nói rằng cuộc họp thượng đỉnh giữa Mỹ và Bắc Hàn là một giấc mộng thành sự thực.

Đó không chỉ là một thành quả về mặt chính trị đối với các thành viên của cộng đồng người gốc Hàn ở Sydney, mà đó còn là chuyện thầm kín cá nhân.

"Cha tôi sinh ra ở Bắc Hàn và trốn chạy xuống miển Nam trong cuộc chiến Triều Tiên, vì vậy chuyện nầy có ý nghĩ về mặt cá nhân của tôi nữa".

"Đối với những người như cha tôi, họ có thể trở lại quê hương, về nơi chôn nhau cắt rốn và viếng thăm lại làn mạc xưa cũ, vì vậy đó là những điều tích cực như vậy sẽ diễn ra", Sean Kim.

Ông Kim không phải là người duy nhất lạc quan trong số những người bạn gốc Hàn của ông tại Úc, rằng sự kiện ngoại giao lịch sử nầy sẽ dọn đường cho việc thống nhất hai miền Nam Bắc Hàn.

"Mọi người tôi biết ở đây đều rất phấn khởi, đó là tin tức mà chúng tôi theo dõi thật sát và bàn luận mỗi ngày vì đây là một sự kiện có thể thay đổi cả một đời người. Đó không chỉ là tin tức gây chấn động mà còn tạo nên lịch sử nữa".

Đó không chỉ là cộng đồng những người gốc Hàn tại Úc quan tâm đặc biệt, một người về hưu tại Brisbane là ông Raymond Ferguson vốn được hai huy chương hữu nghị của Bắc Hàn trong số những giải thưởng có giá trị nhất của ông nầy.

Trong 14 chuyến đi đến quốc gia bí mật m₫nầy, ông tham dự các buổi lễ, hội họp và viếng thăm trường học, bệnh viện và nhà dưỡng lão.

"Tôi có quá nhiều ấn tượng và mang tôi trở về những cơ sử và cách đối xử mà người bậc cao niên tại Bắc Triều Tiên và Bình Nhưỡng đã nhận lãnh, điều đó gây kinh ngạc nơi tôi và tôi nghĩ chúng ta có thể học được rất nhiều".

Được biết ông Ferguson là tổng thư ký của Nhóm Hữu nghị Úc và Bắc Hàn, đã nhận xét về sự gia tăng nhanh chóng về việc quan tâm đến một đất nước cô lập trong những năm gần đây.

"Nó cho tôi chỉ dấu cho thấy rằng sự chống đối của người dân Úc bình thường đối với Bắc Hàn hiện giảm dần và người ta quan tâm nhiều đến việc hiểu biết về đất nước nầy ".

Thế nhưng có ít người chia xẻ quan điểm lạc quan như ông Ferguson, đối với một quốc gia đóng kín và đàn áp dân chúng.

Cựu thẩm phán toà án tối cao Úc là ông Michael Kirby đã hướng dẫn một cuộc điều tra của LHQ về việc vi phạm nhân quyền tại Bắc hàn vào năm 2014.

Trước đó, ông cho biết ông hiểu biết về Bắc Hàn, chỉ hơn người Úc có học trung bình một chút mà thôi.

"Tình trạng vẫn còn gây sốc nhiều hơn tôi dự tính, thực vậy tôi phải ngồi ở đó ngày qua ngày, bởi vì chúng tôi tổ chức các cuộc xét xử công khai và chúng tôi có những người dân bình thường tiếp tục đến cho chúng tôi biết những gì xảy ra cho họ và tôi cảm thấy như là tôi trở lại thời gian ngay sau Thế chiến thứ hai, khi các phiên tòa án quốc tế và các cuộc điều tra khác được mở ra về sự khủng khiếp của Đức Quốc Xã.
"Tôi nghĩ đó là một bước tích cực theo đúng hướng, thế nhưng nó còn tùy thuộc vào những gì họ thảo luận và cũng tùy vào sự sẵn sàng của họ khi bỏ thời giờ và công sức chuẩn bị để thực sự tiến đến các vấn đề nghiêm trọng như nhân quyền và vũ khí nguyên tử". Michael Kirby.
Trong khi đó khả năng về nguyên tử của Kim Yong Un có thể là vấn đề đứng đầu trong nghị trình thảo luận về phía Hoa Kỳ, thế nhưng thẩm phán Kirby nói rằng không nên quên chuyện nhân quyền.

"Thế nhưng như một người tỵ nạn từ Bắc Hàn vừa nói vào tuần nầy, và nếu quí vị không có một chế độ tôn trọng nhân quyền tại Bắc Hàn, thì làm thế nào quí vị có thể tôn trọng những gì kết ước, làm sao quí vị có thể tin rằng các hiệp ước sẽ được thực hiện?".

Các điều kiện sinh sống tại một quốc gia bị thiệt hại do các biện pháp cấm vận kinh tế cuả quốc tế, đã khiến hàng ngàn người tìm cách trốn chạy.

Trong khi có khoảng 30 ngàn người miền Bắc sống ở Nam Hàn, thì một số những người đào thoát đã tìm cách đến Úc.

Các con số của LHQ cho thấy, từ năm 2001 cho đến 2015, đã có 159 người Bắc Hàn xin visa thường trú, trong đó có 33 trường hợp thành công.

Bộ Nội Vụ Úc cho biết, từ năm 2016 đã không có đơn xin nào nữa.

Trong số những người định cư ở Nam Hàn, có 5 người được chọn mỗi năm để nhận học bổng học tiếng Anh, theo một chương trình do Đại Học Kỹ thuật Sydney đề ra.

Bà Bronwen Dalton cho rằng đây là phương cách để thiết lập chương trình và cho biết, đó là một thành công về mặt ngoại giao.

"Trong trường hợp thống nhất hai miền Nam Bắc hay bất cứ diễn tiến nào, chúng ta rõ ràng trông thấy tài năng sắp tới của cộng đồng người Bắc Triều Tiên đến Úc, vì vậy đó là một chiến thắng tuyệt vời".

Bà hy vọng các cuộc thảo luận cao cấp giữa ông Kim Yong Un và các nhà lãnh đạo thế giới sẽ dẫn đến những cam kết lớn hơn và khuyến khích các định chế khác thiết lập việc liên lạc với người dân Bắc Hàn.

"Cam kết là một chọn lựa duy nhất, chúng ta đã có các chính sách diều hâu, các biện pháp cấm vận vân vân, thế nhưng chúng không có hiệu quả đặc biệt về mặt nhân đạo, khi việc đó tạo nên một bộ mặt nhân đạo cho Bắc Hàn, đó là việc bảo vệ lớn nhất của chúng ta để tránh chiến tranh".

Còn ông Michael Kirby đồng ý rằng, việc hai nhà lãnh đạo nói chuyện với nhau tốt hơn những gì mà ông gọi là chính sách đối phó im lặng trong quá khứ.

"Tôi nghĩ đó là một bước tích cực theo đúng hướng, thế nhưng nó còn tùy thuộc vào những gì họ thảo luận và cũng tùy vào sự sẵn sàng của họ khi bỏ thời giờ và công sức chuẩn bị để thực sự tiến đến các vấn đề nghiêm trọng như nhân quyền và vũ khí nguyên tử". Michael Kirby.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share