Chiến dịch đòi hỏi có hành động toàn quốc về biến đổi khí hậu

Coral bleaching at the Great Barrier Reef

Coral bleaching at the Great Barrier Reef Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu cùng giám đốc những viện bảo tàng trên toàn quốc phát động chiến dịch đẩy mạnh cả nước phải có hành động đối phó với biến đổi khí hậu sau trận cháy rừng khốc liệt tại Úc đang diễn ra. Trong hai lá thư riêng rẽ, các khoa học gia thuộc đại học khác nhau hiện thúc giục nhà lãnh đạo Úc hãy giảm bớt khí thải, trong khi các viện bảo tàng muốn có thêm ngân khoản để hỗ trợ cho tìng trạng đa dạng sinh học.


Trong khi các dân biểu và nghị sĩ trở lại Canberra để tường trình về mùa hè cháy rừng gây nhiều thương vong, thì các học giả và giám đốc các viện bảo tàng thiên nhiên đòi hỏi giới lãnh đạo tại Úc cần cải thiện về vấn đề biến đổi khí hậu.

Có hơn 250 khoa học gia trên khắp thế giới đã ký tên vào một thông cáo chung đòi hỏi việc đẩy mạnh sự giảm bớt khí thải nhà kính.

Lá thư cho biết, những nhà hoạch định chính sách Úc cần phát triển các chính sách dựa trên khoa học để chống lại tình trạng bíên đổi khí hậu do con người tạo nên.

Một trong các tác giả là giáo sư Nerilie Abram của đại học quốc gia Úc châu nói rằng lá thư đại diện cho các nhà khoa học cảm thấy bất mãn về khí hậu, sau mùa cháy rừng kinh hoàng tại Úc.

“Vâng tôi nghĩ rằng những gì chúng ta thấy được trong các trận cháy rừng năm nay là nước Úc đã mất rất nhiều, liên quan đến biến đổi khí hậu".

"Chúng ta tiến gần đến mức thải khí tối đa tính theo đầu người tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới, mặc dù nước Úc tuy nhỏ nhưng chúng ta vẫn có một vai trò trong hành động phối hợp chống thải khí toàn cầu".

"Điều đó liên quan đến cả hành động để giảm thiểu thải khí, mà còn chấp nhận vai trò lãnh đạo trong các cuộc thương thuyết quốc tế cần thiết về khí hậu”, Nerilie Abram.

Trong khi đó, phụ tá giáo sư Alex Sen Gupta thuộc Trung tâm Nghiên cứu về thay đổi khí hậu tại đại học New South Wales cho biết, các nhà khoa học ký trong lá thư muốn cho thấy, mối liên kết giữa thay đổi khí hậu và các trận cháy rừng khủng khiếp trong mùa hè nầy.

“Việc chấp nhận và quan tâm về biến đổi khí hậu luôn luôn được nêu cao, khi chúng ta đối diện với các sự kiện hết sức khắc nghiệt".

"Tôi nghĩ một sự kiện tương tự xảy ra vài năm trước đây, khi chúng ta có hiện tượng san hô bị bạch hóa".

"Quí vị biết đấy, chúng ta mất khoảng từ 30 đến 50 phần trăm san hô tại Great Barrier Reef, chỉ trong vài năm thôi".

"Những chuyện nầy thực sự quan trọng cho người dân Úc và mọi người bắt đầu lo lắng về biến đổi khí hậu, vào lúc đó”, Sen Gupta.

Mặc dù đã có sự bất đồng ban đầu về nội dung lá thư, ông Sen Gupta cho biết bản thông cáo chung cuối cùng cho thấy việc đoàn kết mạnh mẽ.

“Vì vậy chúng tôi không đẩy mạnh chiến dịch nầy một tháng trước, khi các trận hỏa hoạn đang hoành hành".

"Chúng tôi tìm cách dừng lại và quan sát mọi khía cạnh dưới lăng kính khoa học, khi đọc lại mọi tài liệu từ một căn bản đồng thuận và nó diễn ra vào hôm nay”, Sen Gupta.
"Chúng ta cần làm rõ các mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng, mà chúng ta đã trải qua ở đây và những điều khác xảy ra trên khắp thế giới”, Simon Bradshaw.
Nhóm nầy cho biết, sự gia tăng trong các hoạt động cứu hỏa là một trong nhiều vấn đề cho thấy, ảnh hưởng của hiện tượng nóng ấm toàn cầu đến nhanh hơn, mạnh hơn và thường xuyên hơn.

Phó giáo sư Sen Gupta khuyến khích nước Úc hãy hành động như một nhà lãnh đạo toàn cầu về thay đổi khí hậu.

Hôm nay tổ chức Oxfam cũng nhân dịp Quốc hội tái nhóm, để nêu ra lập trường về thay đổi khí hậu.

Cố vấn về thay đổi khí hậu của Oxfam là ông Simon Bradshaw đồng ý rằng, có một cơ hội cho nước Úc gia tăng hành động của mình.

“Chúng ta cũng có thể đạt được nhiều đòn bẩy và sức nặng quốc tế nếu chúng ta thể hiện sự lãnh đạo, bằng cách gia tăng cam kết của chính mình đối với hành động khí hậu".

"Chúng ta cần làm rõ các mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng, mà chúng ta đã trải qua ở đây và những điều khác xảy ra trên khắp thế giới”, Simon Bradshaw.

Trong khi đó, một nhóm khác gồm các giám đốc viện bảo tàng hàng đầu của Úc cũng quan ngại về mức độ hủy hoại của tình trạng đa dạng sinh học trong những trận cháy rừng gần đây.

Với mức độ hàng tỷ động vật có thể đã biến mất do biến đổi khí hậu, lá thư cho biết tác động của đa dạng sinh học hiện ở mức độ chưa hề thấy, kể từ khi bắt đầu giữ sổ sách vào giữa thập niên 1980.

Vào tháng giêng, chính phủ liên bang hứa hẹn một ngân khoản 50 triệu đô la để bảo vệ cuộc sống hoang dã và có kế hoạch cho việc phục hồi dài hạn, nhằm đáp ứng với nạn cháy rừng.

Trong khi đó, các viện bảo tàng trên khắp nước Úc đồng thanh nhìn nhận rằng, biến đổi khí hậu do con người làm ra và việc khai hoang rừng rậm là hiểm họa cho cuộc sống hoang dã.

Thêm nữa, các tác giả còn thêm rằng cuộc khủng hoảng thay đổi khí hậu do cháy rừng đã tăng cường một điều rằng, có nhiều điều cần học hỏi từ những người đầu tiên trên nước Úc, về các chủng loại thiên nhiên và việc quản lý đất đai.

Chính phủ liên bang đã được liên lạc, để có phản ứng về hai lá thư nói trên.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share