Cuộc triển lãm mới trong đó phụ nữ kể các câu chuyện về chủng tộc qua bản sắc cuả mình

Make a Fuss is a collection of crowd-sourced crafting on injustices

Make a Fuss is a collection of crowd-sourced crafting on injustices Source: Queen Victoria Women’s Centre

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Phụ nữ thuộc nguồn gốc di dân hiện khẳng định về bản sắc của mình, khi kể các câu chuyện về sắc tộc qua các tác phẩm nghệ thuật. Từ chuyện vẽ tranh đến việc may cờ, các nghệ sĩ nầy vinh danh và nhìn nhận truyền thống của mình, qua một cuộc triển lãm khai mạc vào cuối tháng nầy.


Trong một gian phòng của một thánh đường ở phía bắc Melbourne, nhóm May Mặc thuộc Hội Phụ Nữ Đa Văn Hóa tụ tập nhau mỗi tuần để đan, may, đan móc và sáng tạo cùng nhau.

Trong thời buổi đại dịch năm 2020, nhóm nầy vẫn may vá cùng nhau với các buổi nhóm qua video và cảm thấy một tình cảm gắn bó, ngay cả trong thời gian bị cách ly.

Vào tháng 2 nầy, nhóm đánh dấu lễ kỷ niệm 25 năm thành lập, qua buổi lễ tổ chức trên trang mạng, để vinh danh buổi đầu sáng lập.

Nhóm nầy bắt đầu, khi một số phụ nữ Somali muốn học may và nhóm nầy nay có các đại diện thuộc 45 nền văn hóa khác nhau.

Bà Cathy Alizzi có nguồn gốc Ý, Ái Nhĩ Lan, Tô Cách Lan rồi Thổ Dân Úc, là một tình nguyện viên của nhóm.

"Tôi thích giúp đỡ những người khác trong các khó khăn về kỹ thuật may vá, đó là một trong các sở thích của tôi ngay cả đan móc nữa".

"Tôi chỉ dạy cho một vài người cách đan móc, khi tôi làm việc ở đó mà tôi cảm thấy thực sự rất vui và có thể giúp một số người hoàn thành một tiểu thủ công nghiệp mà họ không biết khi mới đến”, Cathy Alizzi.

Bà cho biết nhiều phụ nữ không nói được tiếng Anh, tìm thấy những người khác thông thạo tiếng nói của họ, vì vậy chỗ may vá được lập nên để làm nơi gắn kết qua thủ công và ngôn ngữ.

“Có một lãnh vực có thể thông cảm một cách mạnh mẽ, cho dù không nói chung một ngôn ngữ thì việc tạo lập, may vá và tiểu thủ công nghiệp là một ngôn ngữ chung".

"Sự giúp đỡ chẳng cần phải nói chi cả, bởi vì quí vị có thể cho mọi người thấy được chuyện nầy”, Cathy Alizzi.

Để nhìn nhận nguồn gốc khác biệt của các phụ nữ, họ cùng nhau tổ chức một buổi triển lãm các quốc kỳ khác nhau để biểu tượng cho những gì nước Úc có ý nghĩa ra sao với họ.

Tại Trung tâm Phụ nữ Queen Victoria ở Melbourne, một nhóm khác đã phát triển kế hoạch sáng tạo thủ công để phá tan các định kiến có sẵn.

“Tôi muốn nói lên vấn đề thiếu sự đại diện. Khi quí vị thấy một người nào giống như mình ở một địa vị quan trọng trong xã hội, thì quí vị có ước vọng muốn trở thành một người như vậy”, Asma Mirzae.

Đó là cô Asma Mirzae từ A Phú Hãn đến.

Cô yêu thích đá bóng nên chuyển chú tâm về công việc nghệ thuật sang lãnh vực thể thao để xem bộ môn nầy có thể ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội như thế nào.

“Khi tôi đến Úc và trải qua một số rào cản, việc tôi phải đối diện là hội nhập và chấp nhận một nền văn hóa mới".

'Thể thao đối với tôi thực sự đã vượt qua các rào cản đó".

"Nó vượt qua nhiều rào cản mà tôi gặp phải và trải qua, vì vậy nó mang lại cho tôi một lãnh vực mà tôi có thể kết thêm bạn mới”, Asma Mirzae.
“Nay tôi có thể thấy sự phân biệt chủng tộc và định kiến trong tôi của tôi đối với người Maori, người Thổ Dân của dân tộc tôi. Tôi có thể thấy sự xấu hổ của mình, khi có làn da nâu trong một thế giới da trắng. Tác phẩm này là bức thư tình của tôi, gửi cho chính tôi khi còn trẻ”, Kate Robinson.
Cô hy vọng những hình ảnh cho cuộc triển lãm có tên là ‘Make The Fuss’ tạm dịch là ‘Làm Om Sòm’ hay ‘Gây Nhặng Xị' sẽ gây hứng khởi nơi giới phụ nữ yêu thích môn túc cầu, để theo đuổi các mục tiêu trong sự nghiệp của mình trên hay ngoài sân cỏ.

“Tôi có một nhóm các bạn gái người A Phú Hãn, tôi thường đá bóng với họ".

"Đa số họ đều đội khăn choàng hijab và trong số đó, có một số cầu thủ tuyệt vời mà tôi có thể tiên đoán họ sẽ gia nhập đội Mathildas, vốn là đội tuyển nữ của nước Úc”, Asma Mirzae.

Trong khi đó, bà Kate Robinson là người điều hợp cho cuộc triển lãm nói trên.

Có hơn 150 tác phẩm đã được tạo thành để thách thức với những định kiến về sắc tộc và cũng để khám phá bản sắc.

“Nghề thủ công là một cách để diễn tả sự giận dữ hay bất mãn, đó là cách để nói lên tiếng nói của chúng ta, thế nhưng tôi cũng nghĩ rằng nó thực sự thú vị vì thủ công nghiệp cho thấy bạn êm dịu hay thụ động”, Kate Robinson.

Vốn là người Úc gốc Iran, bà cho biết cảm thấy tội lỗi khi không nói được thông thạo tiếng Farsi là ngôn ngữ của Iran và muốn trình bày chủ đề nầy trong công việc của mình.

“Đó là về hội chứng mạo danh chủng tộc mà tôi có thể cảm nhận được, chẳng phải về việc thiếu bản sắc đâu”, Kate Robinson.

Còn bà Maria Birch Morunga cũng có kinh nghiệm tương tự của một phụ nữ Maori và ghi nhận đoạn âm thanh nầy như là một phần trong cuộc triển lãm nói trên.

“Nay tôi có thể thấy sự phân biệt chủng tộc và định kiến ​​trong tôi của tôi đối với người Maori, người Thổ Dân của dân tộc tôi".

"Tôi có thể thấy sự xấu hổ của mình, khi có làn da nâu trong một thế giới da trắng. Tác phẩm này là bức thư tình của tôi, gửi cho chính tôi khi còn trẻ”, Kate Robinson.

Được biết, cuộc triển lãm được tổ chức tại Trung tâm Phụ nữ Queen Victoria ở Melbourne, vào cuối tháng nầy cho đến tháng 3.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share