Dịch vụ tâm thần cho biết các cú gọi gia tăng để giúp đỡ kể từ khi có cuộc khủng hoảng coronavirus

cronavirus, australia,

The Sydney couple Ian and Robyn Vidal are on day four of the two-week self-isolation period, and trying to keep positive. Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các tổ chức từ thiện lo về sức khỏe tâm thần báo cáo một sự gia tăng trong các địên thoại gọi đến để giúp đỡ, kể từ khi cuộc khủng hoảng coranavirus xảy ra từ những người phấn đấu với chứng lo lắng. Các dịch vụ hỗ trợ như Lifeline và Beyond Blue cho biết, việc tự cách ly có thể gây ra những lo âu và họ làm việc ngày đêm, để giúp cho họ có thể đối phó với chuyện nầy.


Chặng dừng chân một tiếng đồng hồ tại phi trường Milan trong chuyến nghỉ hè Âu Châu, có nghĩa là Ian và Robyn Vidal phải tự cách ly khi họ trở về Úc.

Cặp vợ chồng ngụ tại Sydney cho biết, hiện họ đang ở cách ly vào ngày thứ tư trong thời gian 2 tuần lễ và cố gắng giữ cho tinh thần phấn chấn.

“Quả thực sự là chuyện dọn dẹp sạch sẽ nơi làm việc tại nhà".

"Vâng do làm nhiều việc mà chúng ta không thực sự làm trước đây và có lẽ sẽ làm cho quí vị chậm lại một chút và nhận ra rằng còn có nhiều thứ tốt đẹp ở đây”, Ian Vidal.

Thế nhưng do các tiểu thương không thể hoạt động, nên họ cho biết thật khó khăn để không nghĩ ngợi về tương lai.

“Đó là một yếu tố không được biết đến, thế nhưng mọi thứ sẽ kéo dài bao lâu?

"Không chỉ là chuyện cách ly, mà còn toàn thể vấn đề y tế của COVID 19 mang lại nữa”, Ian Vidal.

Chủ tịch của đường dây Lifeline là ông John Brogden cho biết, các cú gọi đến dịch vụ hỗ trợ khủng hoảng đã gia tăng, kể từ mùa cháy rừng và ít nhất một phần tư những người hiện gọi đến có những triệu chứng về lo lắng với trận đại dịch virus.

“Có mọi chuyện có thể xảy ra, như tình hình coronavirus sẽ tệ hại hơn không, rồi chúng ta sẽ thấy các cuộc gọi của chúng tôi đạt được hơn một triệu mỗi năm”, John Brogden.

Ông cho biết, nhiều nhân viên Lifeline và những người tình nguyện hiện làm việc từ xa, để bảo đảm các cú gọi được liên tục trả lời trên căn bản 24 giờ trong suốt 7 ngày.

“Đó là những người ở một mình, đó là những người không còn giao tiếp xã hội mà họ đã có thường xuyên, đó là những người lo lắng về việc đi ra ngoài".

"Ý tôi là bạn không cần phải có vi-rút, hoặc thậm chí có nguy cơ nhiễm vi-rút ngay bây giờ, để lo lắng về việc bạn có nên đi mua sắm không”, John Brogden.
“Nếu quí vị bắt đầu làm những việc mà người Úc thường làm và trông chừng lẫn nhau, chúng ta sẽ thấy chuyện đó sẽ làm cho quí vị bớt căng thẳng hơn”, Amanda Gordon.
Trong khi các khuyến cáo chính thức về y tế từ Bộ Y tế thúc giục mọi người dân Úc hãy giữ khoảng cách
khi giao tiếp xã hội, thì một số các chuyên viên về sức khỏe tâm thần nói rằng, vẫn cần có những giao tiếp xã hội qua điện thoại chẳng hạn.

Chuyên viên tâm lý Amanda Gordon, thuộc Armchair Psychology giải thích.

“Thay vì gởi tin nhắn, hãy nhấc điện thoại thế nhưng dùng kỹ thuật để mang quí vị lại gần hơn với mọi người hơn là làm tồi tệ đi những khác biệt giữa quí vị và khoảng cách giữa hai người”, Amanda Gordon.

Đối với những người tự cách ly với trẻ em tại nhà, các tổ chức bao gồm Beyond Blue đã có những hướng dẫn để giúp đỡ các gia đình.

Những chuyện đó bao gồm việc duy trì một ý nghĩ thường lệ, chơi game và tập thể dục, giới hạn việc tiếp xúc với truyền thông và quan trọng nhất là nên trấn an lẫn nhau.

“Nếu quí vị bắt đầu làm những việc mà người Úc thường làm và trông chừng lẫn nhau, chúng ta sẽ thấy chuyện đó sẽ làm cho quí vị bớt căng thẳng hơn”, Amanda Gordon.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share