Việc tự cách ly mang ý nghĩa gì cho những phụ nữ bị bạo hành gia đình?

Joanne Yates, Domestic Violence NSW

Joanne Yates, Domestic Violence NSW Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các vụ bạo hành trong gia đình được biết thường lên đến đỉnh điểm trong thời gian khủng hoảng và việc buộc phải cách ly tại nhà có thể khiến cho họ không có lối thoát.


Một vài năm trước, viễn tượng bị chôn chân trong nhà trong 2 tuần lễ có thể làm cho bà Rachael Natoli kinh hãi.

Người chồng cũ của bà đe dọa sẽ dùng vũ lực với bà.

Trong thời gian đó, bà sống trong nhửng giờ mà bà có thể đi ra ngoài.

“Ít nhất tôi biết rằng, tôi có thể đi dạo vào mỗi buổi chiều và đẩy xe cho bé, chuyện nầy giúp tôi được thư giản trí óc”, Rachael Natoli.

Nay bà điều hành một hiệp hội giúp đỡ phụ nữ, rởi bỏ mối quan hệ luôn bị đánh đập bạo hành và nói rằng, thời gian có một người sống chung làm việc, là chuyện hết sức có giá trị.

“Hoặc là các phụ nữ nầy có cơ hội phục hồi về mặt tình cảm, để đối phó với những gì có thể xảy ra khi về nhà tối hôm đó".

"Đó cũng có thể là thời gian để có một vài kế hoạch an toàn và liệu xem làm thế nào, họ có thể bắt đầu thoát ra".

"Vì vậy nếu chúng ta lấy điều đó ra khỏi họ, tình trạng đó sẽ đặt họ vào vị trí rất dễ bị tổn thương", Rachael Natoli.

Hiệp Hội về Bạo Hành Trong Gia Đình tại NSW hiện quan ngại về các qui tắc cách ly.

Giám đốc Hiệp Hội là bà Joanna Yates nói rằng, người phụ nữ trong mối quan hệ đã bị bạo hành, đã cảm thấy cô độc rồi.

“Thực thi sự cô lập hơn nữa đối với họ, trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, hoặc thực sự từ cảnh sát hay những người khác, chúng tôi nghĩ rằng đó là hậu quả không lường trước của chế độ chính sách và chúng tôi sẽ kêu gọi chính phủ xem xét lại, vào thời điểm này”, Joanna Yates.

Trong khi đó, các nhóm tranh đấu chống lại bạo hành trong gia đình nói rằng, trong các tình huống căng thẳng hay khó khăn về tài chính hoặc các thiên tai, luôn luôn có sự gia tăng trong vấn đề bạo hành.

Văn phòng Thống Kê và Nghiên Cứu Tội Phạm ở NSW, bắt đầu thấy được các bằng chứng về sự gia tăng bạo hành, trong cuộc khủng hoảng về cháy rừng năm rồi.

Được biết các con số thống kê từng cho thấy, có một phần ba phụ nữ đã từng bị bạo hành thể xác, hoặc tấn công tình dục trong đời.

Một vấn nạn đang được cảnh báo xảy ra rất nhiều trong cộng đồng di dân, trong đó có nhiều trường hợp có liên quan đến hồ sơ bảo lãnh vợ chồng.

Những trường hợp bị bạo hành và tìm đến Hội Phụ nữ người Việt ở Sydney nhờ sự giúp đỡ, không phải là hiếm trong cộng đồng người Việt.

Hội phụ nữ cho biết, hầu như tuần nào hội cũng tiếp nhận các trường hợp bị bạo hành, và 98% nạn nhân trong số đó là phụ nữ.

Nạn bạo hành xảy ra ở bất kỳ gia đình nào, không phân biệt gia cảnh giàu nghèo, địa vị xã hội hay trình độ học thức.

Các hình thức bạo hành bao gồm cả bạo hành về thể xác, gây chấn thương cơ thể và cả những loại bạo hành để lại dư chấn lâu dài hơn rất nhiều như bạo hành về mặt tinh thần, xúc phạm, làm nhục hoặc đe dọa.

Trong các trường hợp bạo hành đó, không hiếm những câu chuyện liên quan đến visa bảo lãnh định cư.

Gần nửa số nạn nhân bạo hành là những phụ nữ đang ở Úc với visa tạm thời.

Trường hợp một phụ nữ 40 tuổi ở Việt Nam, đã từng ly dị và có con riêng, chị làm quen một người đàn ông ở Úc qua mạng xã hội và đã được ông này bảo lãnh sang Úc theo diện vợ chồng.

Đối với gia đình bà con ở Việt Nam, cuộc đời chị từ nay có lẽ sang trang khi lại một lần nữa kết hôn với người chồng mới ở một đất nước giàu có.

Chị không hề biết rằng, người chồng mới của chị cũng chỉ là một người thất nghiệp đang sống dựa vào trợ cấp xã hội.
"Nếu lãnh vực này không được chuẩn bị đầy đủ và cơ sở hạ tầng không được xây dựng và duy trì, thì chúng tôi không thể bảo đảm an toàn cho phụ nữ, trong một thời gian dài hơn”, Joanna Yates.
Chị dự định sang Úc trước một thời gian, khi đã có giấy tờ sẽ bảo lãnh người con riêng sang sau và nghĩ rằng mình nên biết ơn người đàn ông đã bảo lãnh chị vì ông ấy đã cho chị một cuộc sống mới.

Ngay khi người đàn ông này bắt đầu có những hành vi vũ phu, chị cũng cho rằng mình nên chấp nhận vì ảnh hưởng bởi nếp nghĩ của người Á Đông.

Những trận hành hạ kéo dài làm tổn thương cả thể xác và tâm lý, và hồ sơ bảo lãnh của chị thì vẫn đang chờ đợi không biết bao giờ mới có kết quả.

Những lần như vậy người đàn ông này lại doạ sẽ không bảo lãnh nữa mà sẽ trả chị về nước.

Mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn khi ông này quay về với vợ cũ, càng ngày càng coi thường vợ mới và đánh đập càng nhiều hơn vì chị như cái gai trong mắt ông ta.

Cho đến khi Hội phụ nữ biết chuyện can thiệp báo cảnh sát và họ đưa chị ra nhà trọ ở tạm vài ngày trong thời gian giúp chị xin visa nhân đạo.

Trong một phúc trình mới nhất, cho thấy có sự gia tăng là 5 phần trăm, trong các vụ bạo hành của người sống chung.

Với thảm kịch coronavirus đang ló dạng, bà Yates kêu gọi nên có thêm các cơ sở hạ tầng, như nhà trú ẩn cho các phụ nữ.

“Chúng tôi biết rằng những vụ việc nầy sẽ gia tăng với tình trạng biến đổi khí hậu, với một loạt các thiên tai khác".

"Nếu lãnh vực này không được chuẩn bị đầy đủ và cơ sở hạ tầng không được xây dựng và duy trì, thì chúng tôi không thể bảo đảm an toàn cho phụ nữ, trong một thời gian dài hơn”, Joanna Yates.

Trong khi đó Tổng Trưởng phụ trách về Phụ Nữ là bà Marise Payne nói rằng, điều quan trọng là bất cứ người nào trải qua nạn bạo hành gia đình, hãy tiếp tục tìm đến để được hỗ trợ, bao gồm một đường dây điện thoại khẩn cấp là 1800 RESPECT hay gọi 3 số không.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share