Liên đoàn các Hội đồng Sắc tộc không được tham vấn trước về bản ngân sách

The Department of Treasury is seen reflected in a fountain in Canberra

The Department of Treasury is seen reflected in a fountain in Canberra Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ chức cao cấp về đa văn hóa của nước Úc đã bị loại trong việc tham vấn về bản ngân sách tối thứ ba khi các nhóm di dân kêu gọi phải có thêm ngân khoản cho các chiến dịch chống kỳ thị và những dịch vụ định cư.


Liên đoàn các Hội đồng Sắc tộc Úc châu cho biết việc không thông báo trước dự thảo ngân sách và góp ý của tổ chức nầy là một dấu hiệu đáng quan ngại về thái độ của chính phủ đối với các cộng đồng sắc tộc tại Úc.

Chỉ còn vài giờ nữa trước khi bản ngân sách được công bố vào đêm thứ ba, các tổ chức thương mại và cộng đồng có cơ hội đọc toàn bộ nội dung của bản ngân sách và giúp họ thuyết trình cho các thành viên cũng như nhận được phản ứng chính thức.

Thế nhưng lần đầu tiên trong lịch sử. Liên đoàn các Hội đồng Sắc tộc Úc châu gọi tắt là FECCA, lại không được mời và bất chấp cố gắng của tổ chức nầy đảo ngược tình trạng nói trên, bộ Ngân khố vẫn không thay đổi.

Quyền Chủ tịch FECCA, ông Mohamed El Khafaji cho biết ông hết sức kinh ngạc trước quyết định nói trên, đặc biệt sau vụ thảm sát tại thánh đường Hồi giáo tại Christchurch ở Tân tây Lan, vốn nhắc nhở nhiều về việc nước Úc đối xử với người Hồi giáo và di dân.

“Quả là rõ ràng sau những gì xảy ra tại Christchurch, tổ chức cao cấp về đa văn hóa lại không được mời cho ý kiến về dự thảo ngân sách”.

FECCA cho biết, đã được bộ Ngân Khố hồi đáp rằng, năm nay không đủ chỗ ngồi cho họ, một phần do bản ngân sách được công bố sớm, nên cũng thay đổi căn phòng thường lệ.

Thế nhưng ông El Khafaji cho rằng, điều nầy cho thấy sự thiếu hiểu biết về vai trò của FECCA cùng các cộng đồng đa văn hóa.

“Năm nay họ không thấy bất cứ những liên hệ nào mà chúng tôi thực hiện, với tư cách là Liên đoàn các Hội đồng Sắc tộc, vì vậy điều đó cho tôi thấy họ không đặt ưu tiên về các cộng đồng sắc tộc và đa văn hóa trong bản ngân sách nầy và điều nầy gây ra nhiều quan ngại”.

Chính phủ cũng bị chỉ trích khi không mời 8 nhóm phụ nữ, trước khi có 2 ghế dành cho tổ chức Liên Minh Bình Quyền và Nhóm Vận động Cử tri Phụ nữ.

Trong một thông cáo, nữ phát ngôn nhân bộ Ngân Khố cho biết, bộ rất trân trọng các giá trị mà những nhóm cộng đồng đóng góp.

“Mỗi năm, con số các tổ chức được tham khảo và cho ý kiến khá hạn chế, cũng như được quân bình đối với mức độ của tổ chức, chi phí và an ninh của họ".

"Trong mọi năm, con số những người muốn tham dự thường vượt xa so với khả năng và không phải ai quan tâm trong việc tham khảo bản ngân sách, là có thể tham dự được”, a spokewoman from Treasury Department.

Với bản ngân sách được công bố chỉ vài tuần lễ trước cuộc bầu cử liên bang dự trù được tổ chức vào tháng 5, chính phủ hy vọng sẽ phóng tay trong việc chi tiền mặt, trong khi nhiều nhóm kỹ nghệ đã đệ trình các danh sách về ước muốn của họ đến bộ Ngân Khố.

Trong khi đó, một chiến dịch toàn quốc chống kỳ thị của Ủy hội Nhân quyền Úc châu, là ưu tiên hàng đầu của FECCA, để được tài trợ trong bản ngân sách năm nay.

Trong khi Ủy hội đã tiến hành chiến dịch có tên là, ‘Nạn Kỳ Thị, Hãy Chấm dứt Chuyện Đó Với Tôi’ với mục đích là giảm bớt và ngăn ngừa nạn kỳ thị, FECCA kêu gọi chính phủ nên tài trợ đáng kể và chuyển đổi trong mục tiêu của mình.

“Điều quan trọng hơn bao giờ hết là họ đầu tư vào việc xây dựng cộng đồng và bảo đảm rằng, mọi người dân Úc đều được an toàn và mục tiêu cần chuyển đổi từ việc nhìn nhận rằng chủ thuyết ‘da trắng thượng đẳng’ là một nguy cơ lớn hơn bất cứ chủ thuyết cực đoan nào khác tại Úc”.
"Nhiều người phải mất rất lâu mới được visa và trong một số trường hợp, họ không nhận được visa đúng lúc, nếu họ cần phải đi du lịch vào những thời điểm đặc biệt”, Peter Shelley.
FECCA cũng đòi hỏi có thêm tài trợ cho các dịch vụ định cư cho người tỵ nạn và di dân, tài trợ thêm cho SBS và hoàn thành kết quả cuộc điều tra Hoàng gia về vấn đề chăm sóc cao niên.

Còn Hội đồng Xuất cảng Du lịch Úc châu đã đệ đạt một kiến nghị trước bản ngân sách, đề nghị chính phủ quan tâm đến việc sửa đổi hệ thống cứu xét visa và tạo ra một loại visa trọn đời.

Giám đốc Hội đồng là ông Peter Shelley cho biết, việc nầy có thể giúp cho nước Úc thu hút khách du lịch tức thời.

“Nhiều láng diềng gần gũi của chúng tôi đến từ Á châu, đặc biệt là những người có nhiều ảnh hưởng, vốn là những người hoạch định chính sách vào phút chót, họ có thể ngồi tại Singapore, Malaysia hay Indonesia rồi nói rằng, ‘Hãy đến Úc vào cuối tuần nầy đi’. Họ hay bắt đầu nghĩ ngợi như vậy”.

Trong lúc nầy, Hội đồng Du lịch lo sợ nước Úc sẽ thiếu vắng khách du lịch do việc chậm trễ và tồn đọng các đơn xin cấp visa, đặc biệt là từ Trung quốc và Ấn độ.

“Chúng tôi kêu gọi phải có thêm các tài nguyên được xử dụng vào nhiều trường hợp khó khăn, vốn thực sự trở thành những điều rất quan ngại".

"Nhiều người phải mất rất lâu mới được visa và trong một số trường hợp, họ không nhận được visa đúng lúc, nếu họ cần phải đi du lịch vào những thời điểm đặc biệt”, Peter Shelley.

Hội đồng Du lịch cũng kêu gọi, một ngân khoản 60 triệu đô la cấp cho Ngành Du lịch Úc châu, để có thể cạnh tranh tốt hơn với các nước khác.

Còn các nhóm viện trợ quốc tế cũng đưa ra các kiến nghị tiền ngân sách, khi đòi hỏi vấn đề viện trợ ngoại quốc nên được gia tăng.

Tổ chức Kế hoạch Quốc tế đề nghị, chính phủ nên vãn hồi mức độ 0,7 phần trăm lợi tức thuần trong ngân sách cho ngoại viện và tài trợ cho một kế hoạch cho vay mới, nhằm kiến tạo hạ tầng cơ sở tại Thái bình Dương, khác biệt với ngân sách ngoại viện trong ngân sách.

Những gì chính phủ tài trợ hoặc bác bỏ, sẽ được công bố vào tối thứ ba lúc 7 giờ 30, giờ Đông bộ Úc châu.
Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share