Sức khỏe là Vàng (171): Cứng khớp vai - căn bệnh gây đau đớn trong mùa đông

Shoulder Pain

Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đông cứng khớp vai còn gọi là sự dính của bao khớp, là nguyên nhân gây đau và cứng bên trong khớp, càng ngày khớp càng trở nên khó vận động. Bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh đau vai thông thường.


Cứng khớp vai chiếm khoảng 2% các tổn thương ở vai, thường thấy ở tuổi từ 40-60, nữ nhiều hơn nam.

Nguyên nhân của đông cứng khớp vai

Nguyên nhân của khớp vai đông cứng chưa được hiểu đầy đủ. Không có mối liên hệ rõ ràng đến tay thuận hay tay làm việc.

Một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ khớp vai đông cứng trong đó khớp vai đông cứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tỉ lệ này khoảng 10% - 20%.

Một số bệnh lý liên quan khớp vai đông cứng bao gồm cường giáp, nhược giáp, bệnh Parkinson, bệnh tim.

Ngoài ra, khớp vai đông cứng có thể phát triển sau thời gian bất động dài sau phẫu thuật, sau chấn thương hoặc sau những tổn thương khác.

Vì vậy cho bệnh nhân vận động sớm biên độ cho phép sau chấn thương hay phẫu thuật giúp ngăn ngừa cứng khớp vai.

Bệnh không có dấu hiệu hay biểu hiện rõ ràng:

Bệnh có 3 giai đoạn:

Giai đoạn đau khớp vai: Bệnh nhân bị đau khớp vai với tính chất của đau do viêm. Đau cả khi nghỉ ngơi, đau nhiều về đêm có khi làm bệnh nhân tỉnh giấc.

Đau tăng với bất kỳ vận động nào của cánh tay. Ban đầu đau thường nhẹ, tăng dần và dai dẳng trong nhiều tháng. Mức độ đau thường ít trầm trọng so với viêm quanh khớp vai thông thường.

Giai đoạn đau khớp vai thường kéo dài vài tuần tới 6-8 tháng. Triệu chứng nổi bật là đau khớp vai, về sau tầm vận động khớp vai giảm dần.

Giai đoạn đông cứng: Hạn chế vận động khớp vai tăng dần đến mức khớp vai như bị đông cứng lại.

Bất kỳ một vận động nào của cánh tay đều kéo theo vận động của xương bả vai mà không có vận động của khớp ổ chảo - cánh tay.

Đau khớp vai giảm dần khi khớp vai ngày càng đông cứng. Tuy nhiên, bệnh nhân không hết đau ngay cả khi khớp vai bị đông cứng hoàn toàn.

Bệnh nhân không thể cử động được vai, không với được tay lên để chải tóc, không gãi được sau lưng, không thể với tay để lấy đồ vật được.

Giai đoạn này thường kéo dài 2 - 6 tháng, khớp vai bị mất chức năng hoàn toàn, không vận động được.

Giai đoạn tan đông: Tầm vận động của khớp vai tăng dần nhưng chậm chạp trong nhiều tháng, có khi hằng năm.


Giai đoạn này một số bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau. Giai đoạn tan đông kéo dài từ 1 - 9 tháng, có thể hàng năm, cuối cùng tầm vận động của khớp vai trở lại bình thường, nhưng đau khi vận động còn kéo dài thêm một vài tháng.

Chuyên gia vật lý trị liệu, Tiến sĩ Phú Hoàng trong chương trình cũng trình bày chi tiết về cách chẩn đoán và điều trị bệnh cứng khớp vai.

Mời quý đọc giả nhấn vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung.

Như thường lệ, chương trình cũng đề cập đến một số tin tức về y tế đáng chú ý:

1. Các nhà nghiên cứu tìm thấy loại thuốc có từ thời Thế chiến thứ hai có thể giúp ngăn ngừa các trường hợp tử vong do cúm gây nên.

Đây quả là thời điểm đúng lúc cho các nhà khoa học với tin tức cho biết có khoảng 300 người chết do virus cúm vì mùa cúm bắt đầu khá sớm năm nay.

Probenecid là loại thuốc được dùng hồi Thế chiến thứ hai, để chữa trị vết thương cho các binh sĩ ngoài mặt trận.

Nó kéo dài thời gian hiệu lực, của loại trụ sinh penicillin mới được tìm ra.

75 năm sau, các nhà khoa học nay cho biết nó có thể dùng trong một mặt trận mới, đó là chống lại sự gia tăng con số tử vong hay nằm bệnh viện, do bệnh cúm.

Probenecid là một trong 2 loại thuốc có khả năng chống lại cúm, do các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Y khoa Hudson ở Melbourne tìm ra.

Bác sĩ Michelle Tate với cuộc nghiên cứu, được đăng tải trên Tạp Chí Dược Khoa Anh quốc vốn có nhiều giá trị.

Bà hết sức phấn khởi với khả năng của loại thuốc nầy, mà hiện nay dùng để trị bệnh gout hay thống phong.

Loại thuốc nầy do đó có thể chận đứng sự tấn công của vi rút cúm, vào tế bào hay các cơ quan khác.

Thuốc nầy hiện được dùng chữa các bệnh viêm nhiễm như nhức mỏi, thế nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, nó cũng có thể giúp chống lại bệnh cúm.

2. Nhiu ph n Úc qua đi vì ung thư c t cung.

Hiệp hội Phòng Chống Ung Thư ước lượng, có 951 phụ nữ sẽ được xét nghiệm cổ tử cung trong năm nay và có 256 người sẽ qua đời vì chứng bệnh nầy, chỉ trong năm nay 2019 mà thôi.

Ung thư cổ tử cung là một trong các loại ung thư có thể tránh được, với loại thuốc chủng nay có thể ngăn ngừa những dòng virus thường gây ung thư nhất, đó là virus papilloma ở con người, thường được biết dưới tên là HPV, loại virus hầu như tìm thấy trong mọi chứng ung thư cổ tử cung.

Đối với phụ nữ chưa hề chủng ngừa, thì việc xét nghiệm qua màn hình có thể tìm ra sớm dòng virus HPV, để có thể thành công trong việc chữa trị, trước khi virus nầy gây thêm tác hại.

Hồi năm 2017, chính phủ đã giới thiệu việc xét nghiệm HPV trong 5 năm, thay thế cho việc sinh thiết còn gọi là pap smear, diễn ra 2 năm một lần.

Việc giới thiệu Chương trình Xét Nghiệm Cổ Tử Cung Toàn quốc hồi năm 1991 cho thấy, tỷ lệ tử vong về ung thư cổ tử cung đã giảm bớt phân nửa.

Chương trình đề nghị việc xét nghiệm pap smear miễn phí mỗi 2 năm một lần, cho phụ nữ từ 18 đến 70 tuổi.

Thế nhưng với chương trình xét nghiệm mới, hầu hết phụ nữ từ 25 đến 74 tuổi, mỗi 5 năm một lần.

Có khoảng 25 phần trăm phụ nữ được xét nghiệm với Hiệp hội Phòng Chống Ung thư Cổ Tử Cung, cho biết họ rất bối rối khi đăng ký để được thử nghiệm.

Muốn có thêm thông tin về chuyện xét nghiệm, quí vị có thể vào trang mạng cancerscreening.gov.au hoặc gọi số 13 15 56.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


 


Share