Hướng dẫn định cư: Hôn nhân tan vỡ trong thời buổi đại dịch

Split house

Split House Source: GettIimages/Malte Mueller

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Kết thúc một cuộc hôn nhân thường mang lại nhiều đau thương. Chia tay giữa thời buổi đại dịch lại làm trầm trọng thêm tiến trình, chưa kể đến những sắp xếp của hai cha mẹ nếu có dính líu đến con cái. Thế nhưng có đến 9 trong 10 trường hợp người Úc ly dị hay ly thân cho biết, họ cảm thấy dễ chịu hơn về mặt tình cảm, sau khi rời xa người bạn đời của mình.


Thực sự chẳng ai nghĩ đến chuyện phải chia tay lúc họ kết hôn, thế nhưng việc cách ly và phong tỏa do đại dịch COVID-19 có thể làm gia tăng khó khăn trong cuộc sống gia đình, đặc biệt khi sự bất bình đẳng giới tính có dính líu đến.

Bà Anatassia Panayiotidis là Tổng Giám Đốc Dịch vụ Y tế thuộc Hiệp hội về Mối quan hệ tại Úc ở tiểu bang Victoria, cho biết.

“Nếu một phụ nữ không được tôn trọng và sẽ phải gánh nặng mọi chuyện như trường học ở xa rồi trẻ em học từ nhà, hầu như cuộc sống ở trong một nhà tù vào không nhận được sự giúp đỡ hay trợ giúp chi cả”, Anatassia Panayiotidis .

Bà nói rằng, những rạn nứt trong hôn nhân dường như lại càng sâu sắc và nổi lên trong thời buổi đại dịch COVID-19 và đôi khi còn gia tăng dẫn đến bạo hành.

“Điều đó thực sự hết sức quan trọng cho bất cứ ai trong hoàn cảnh đó, thì nên gọi số 1800RESPECT, hoặc gọi 000 nếu lâm vào tình huống sanh tử diễn ra trong tình trạng hết sức nguy hiểm”, Anatassia Panayiotidis .

Trong khi đó, luật sư của Legal Aid tại New South Wales cũng chuyên về luật gia đình là bà Florence Cruz Montalvo cũng ghi nhận có nhiều cặp vợ chồng chọn cách chia tay trong thời đại dịch.

"Do có sự gia tăng trong các quan hệ bị gãy đổ, cũng có việc gia tăng với những người tìm các nơi ở, vì vậy có chiều hướng tăng vọt về mặt đó".

"Khó khăn là việc ly thân trong thời buổi đại dịch, khi một số người không cảm thấy dễ chịu khi đi ra ngoài và kiểm tra các nhà cửa”, Florence Cruz Montalvo.

Bà nói rằng, đối với các cặp vợ chồng chia nhau trách nhiệm của người làm cha làm mẹ, thì họ nên tiến đến một kế hoạch cách ly, trong trường hợp sức khoẻ của họ thay đổi trong thời đại dịch.

“Để kể ra những điều mà nếu tôi nhiễm bệnh, hay nghi ngờ bị nhiễm, hoặc có vấn đề gì khác xảy đến cho tôi trong thời gian nầy, thì đó là những chuyện đang đặt ra".

"Điều rất quan trọng cho các bậc cha mẹ hiểu rằng, nếu quí vị bị nhiễm virus, hay nếu quí vị nghi ngờ hoặc đã có virus, thì việc cách ly là chuyện bắt buộc”, Florence Cruz Montalvo.

Một phúc trình về Giá Cả Thực sự của Việc Chia tay, do công ty bảo hiểm Real Insurance thực hiện cho biết, người ta đã chi tiêu đến 45 triệu đô la mỗi năm cho chuyện ly dị và chi phí luật pháp cao ngất ngưỡng là 3,7 tỷ đô la.

Bà Panayiotidis đề nghị bất cứ ai nghĩ đến việc chia tay, nên tìm đến thiền định để tránh các phí tổn luật pháp quá sức.

“Phí tổn là chuyện thiên văn trên trời, một ngày ở tòa có thể tốn hàng ngàn đô la, do lệ phí phải trả cho luật sư và trạng sư".

Việc suy nghĩ hay thiền định là một cách thức can thiệp rất tốt và nó không chỉ giúp bạn khỏi nhức đầu rất nhiều, mà còn đỡ rất nhiều tiền vào cuối ngày”, Anatassia Panayiotidis .

Bà nói rằng, cho dù việc thiền định không hữu hiệu trong các trường hợp xung đột quá cao, khi có nhiều vấn đề về tài sản hay bạo hành trong gia đình quá đáng, nó vẫn có lợi cho những cặp đôi chia tay một cách êm ả.

“Tôi rất muốn đề nghị các cặp vợ chồng đang ly thân, hãy tham gia thiền tập để giúp họ giải quyết vấn đề chia tay, cũng như giúp họ tổ chức các sắp xếp và việc liên lạc với con cái, vấn đề nhà cửa, tiền bạc, tài sản và xe cộ”, Anatassia Panayiotidis .

Trong khi việc chấm dứt một cuộc hôn nhân được xem là một quyết định lớn lao trong đời, phúc trình cũng cho thấy có 90 phần trăm cặp vợ chồng Úc ly thân hay ly dị chịu đựng nhiều đau thương và chấp nhận sau khi chia tay.

Bà Montalvo nói rằng, chi phí cho việc bắt đầu một cuộc sống mới cũng là mối quan tâm lớn lao cho nhiều người nghĩ đến chuyện kết thúc cuộc hôn nhân.

Phúc trình cũng cho thấy hơn phân nửa cặp vợ chồng chia tay, đều quan tâm đến các hậu quả về tài chính.

Theo bà thì quyết định thường về chuyện thẩm định liệu có thể đủ khả năng tài chính, một khi chia tay mối quan hệ hay không.

“Nếu dọn ra khỏi nơi chung sống, quí vị cần suy nghĩ về việc cho thuê nơi ở quí vị đã dọn ra, nếu đó là chuyện quí vị sẽ làm".

"Quí vị cần có tiền đặt cọc, có thể là 1600 đô la, quí vị còn phải xem xét tiền đi thuê, liệu quí vị có khả năng trả không?”, Florence Cruz Montalvo.

Nếu quí vị gặp khó khăn về chuyện tài chính, bà Montalvo đề nghị hãy nói chuyện với Centrelink để xác định khả năng thuê nhà của quí vị, hoặc liên lạc với dịch vụ gia cư địa phương để có các giải pháp.

Bà cho biết, một vài bậc cha mẹ hiện bị nhiều căng thẳng, trong các thỏa thuận về bổn phận cha me, giữa lúc có các giới hạn về y tế công cộng luôn thay đổi.

“Khi các giới hạn đó được hoàn thành đầu tiên theo sắc luật về y tế công cộng, việc nói chuyện trong công viên hay gặp gỡ tại một cửa hàng là không thể được và chuyện nầy ảnh hưởng đến việc sắp xếp của cha mẹ gặp gỡ con cái".

"Với các hạn chế được nới lỏng, điều nầy trở nên ngày càng bớt khó khăn, thế nhưng một số cha mẹ vẫn không dễ chịu, với ý tưởng là trẻ em họ ra ngoài nơi công cộng, do có thể lây nhiễm COVID-19".

"Đây là việc khó khăn cho các bậc cha mẹ, phải chia tay có con cái”, Florence Cruz Montalvo.
"Vì vậy, mục đích của nó thực sự là cho phép bản thân cố gắng chữa lành tất nhiên, nhưng cũng là không gian để tái tạo lại con người của chúng ta và những gì chúng ta muốn", Andrew Fuller.
Bà nói rằng, dường như các hạn chế xã hội đặt căn bản trên khoảng cách xã hội, có thể ảnh hưởng nơi các bậc cha mẹ chọn để sinh sống, theo sau vụ chia tay.

“Đối với những người sử dụng phương tiện giao thông công cộng, quí vị cần lưu ý rằng do giới hạn về không gian, các xe buýt hay xe lửa có thể hơi khó khăn một chút để đến gặp con cái, nếu quí vị ở cách xa vài khu ngoại ô, hay nếu người cha hay mẹ dọn ra ở một khu ngoại ô xa xôi”, Florence Cruz Montalvo.

Bà cho biết thách thức thực sự, khi một bậc cha hay mẹ dọn sang tiểu bang hay lãnh thổ khác, cùng với con trẻ.

Những người với án lệnh qua bổn phận làm cha hay mẹ, theo đó cho phép họ có thời gian với con cái, có thể được miễn trừ do biên giới đóng cửa và việc nầy tùy thuộc vào chính sách đặc biệt của tiểu bang hay lãnh thổ.

“Đối với các bậc cha mẹ mới chia tay, dường như họ chưa có án toà về phần cha lẫn mẹ".

"Nếu tất cả chỉ là những sắp xếp không chính thức, thì dường như không có chuyện quí vị vượt qua khỏi ranh giới".

"Nếu có chuyện giới hạn biên giới tiểu bang được đặt ra, thì tình trạng có thể không thể thực hiện được vào thời gian nầy".

"Vì vậy hãy nghĩ đến việc chuyện trò qua video và thời gian thuận tiện, đây có thể là một việc thay thế tốt đẹp vào lúc nầy”, Florence Cruz Montalvo.

Được biết có đến 2 phần 3 người Úc khi chia tay với người bạn đời cho biết, những tổn thất về tinh thần và tình cảm là những khó khăn nhất trong việc chia tay.

Bà Panayiotidis mạnh mẽ khuyến khích những người bị căng thẳng đáng kể, hãy tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia để hỗ trợ, do ý niệm cho rằng sự trung thành trong gia đình không thể chia lìa và không nhất thiết là quyền lợi tốt nhất cho các cá nhân.

“Đôi khi có những lý do chính đáng để chia tay, có thể là bạo hành trong gia đình hay một vài nguyên do khác, khi gia đình hay đôi vợ chồng chẳng hạnh phúc chút nào với nhau và không thể chịu đựng nhau nữa”, Anatassia Panayiotidis.

Bà cho biết khi cuộc hôn nhân không thể mang lại hạnh phúc, đôi khi chuyện quan trọng để vượt qua những ràng buộc về văn hóa để cứu lấy cuộc sống của một người, hay đặt chính sự an toàn của mình trước hết, để khỏi dẫn đến tình trạng lo lắng, xuống tinh thần và cô đơn.

“Những người bị chấn thương tâm lý có thể không ngủ yên giấc, ăn uống cũng thất thường và tâm lý luôn bị căng thẳng cao độ, cũng như ở trong một trạng thái rất bất an, do có nhiều đau thương diễn ra sau khi mối quan hệ tan vỡ”, Anatassia Panayiotidis.

Còn bà Montalvo cho biết trong nhiều giai đoạn kỳ lạ và căng thẳng, việc không tìm đến các lời cố vấn có thể mang nhiều hậu quả không ngờ, về khả năng chăm sóc cho con cái.

Sức khoẻ tâm thần của quí vị với tư cách là một bậc cha mẹ, có thể ảnh hưởng đến tâm trí và cuộc sống của con cái".

"Nếu quí vị không giải quyết vấn đề tâm thần, thì nó sẽ trở nên mối lo âu đặc biệt, rồi cơ quan bảo vệ trẻ em, Bộ Dịch vụ Cộng đồng và Bộ Tư Pháp, có thể trở nên quan tâm và can thiệp vào gia đình quí vị, thế nhưng chỉ khi quí vị hỗ trợ và đồng ý”, Florence Cruz Montalvo.

Các khám phá trong cuộc nghiên cứu cho thấy có gần 60 phần trăm các bậc cha mẹ, đều quan tâm đến hậu quả của việc hôn nhân kết thúc, đối với con cái.

Nhà tâm lý học là tiến sĩ Andrew Fuller cho biết, các bậc cha mẹ nên đối xử với người cha hay mẹ của con cái mình một cách tôn trọng, trong bất cứ trường hợp nào.

“Nếu quí vị đối xử tốt với người cha hay mẹ kia, con cái quí vị có lẽ sẽ ổn".

"Đó là khi chúng ta bị mắc kẹt trong một thế giới của sự đổ lỗi và giải thích tại sao ai là người có lỗi vân vân, những đứa trẻ cảm thấy bị giằng xé".

"Về căn bản khi quí vị trấn an, yêu thương chúng và ít nhất là đối xử với người kia ở một mức độ tôn trọng nào đó, thì chúng cũng sẽ học cách tôn trọng, không chỉ quí vị mà còn với tư cách là bạn đời cũ của quí vị”, Andrew Fuller.

Những vấn đề không thể dàn xếp khi mối quan hệ thay đổi, tiến sĩ Fuller nói rằng việc kết thúc cũng là một cơ hội để đổi mới.

" Sự đổi mới đó, một phần có thể là sự quay trở lại những gì quan trọng đối với quí vị và giá trị của bạn là gì và đôi khi, có thể giúp quí vị chuẩn bị tốt hơn cho các mối quan hệ".

"Thật đáng buồn khi mất đi một mối quan hệ, có thể dạy chúng ta rất nhiều điều về những gì chúng ta muốn và giá trị của những mối quan hệ tương lai".

"Vì vậy, mục đích của nó thực sự là cho phép bản thân cố gắng chữa lành tất nhiên, nhưng cũng là không gian để tái tạo lại con người của chúng ta và những gì chúng ta muốn", Andrew Fuller.

Để được cố vấn, xin gọi số 1300 364 277 để nối máy với văn phòng địa phương của Relationships Australia.

Để được cố vấn về luật pháp, xin liên lạc Dịch vụ Legal Aid địa phương.

Nếu quí vị hay ai đó mà quí vị biết bị bạo hành trong gia đình, xin gọi số 1800RESPECT hay 1800 737 732, hay Lifeline ở số 13 11 14, trường hợp khẩn cấp hãy gọi 000.

Để được hỗ trợ về ngôn ngữ, xin gọi dịch vụ Thông Phiên Dịch ở số 13 14 50 và yêu cầu được nối vào cơ quan quí vị chỉ định.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share